Fanpage

Viêm tuyến giáp: Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa bệnh

Căn bệnh viêm tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp bị kích thích. Nếu như bệnh không được điều trị thích kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng suy giáp hoặc cường giáp. Hãy cùng phòng khám Bình Điền tham khảo qua bài viết này để cùng tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh viêm tuyến giáp nhé!!

Viêm tuyến giáp là gì?

Viêm tuyến giáp được xem là  tình trạng tuyến giáp các tác nhân bên trong hoặc bên ngoài cơ thể kích thích gây nên phản ứng viêm. Hiện nay thì có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm tuyến giáp. Nhưng nó còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra để có thể hình thành tình trạng cường giáp hoặc suy giáp gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể của người bệnh.

Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm tuyến giáp

Một số nguyên nhân gây nên tình trạng viêm tuyến giáp mà chúng ta có thể kể đến là:

+ Tự miễn dịch: những tế bào miễn dịch thay vì tấn công tế bào lạ thì quay lại tấn công tế bào tuyến giáp của cơ thể và đó là nguyên nhân gây ra suy yếu tuyến giáp.

+ Phụ nữ đang mang thai và sau sinh 1 năm, hoặc sau khi sảy thai tự phát hoặc tự chủ động trong tình trạng sẩy thai: những nguyên nhân đó sẽ khiến nội tiết tố biến đổi có thể gây ra tình trạng rối loạn hormone tuyến giáp.

+ Vi khuẩn, virus: các vi khuẩn, virus tấn công vào tuyến giáp gây nên phản ứng viêm. Dạng viêm tuyến giáp mà do vi khuẩn, virus thường xảy ra trên bệnh nhân có hệ miễn dịch trong cơ thể kém.

+ Các loại hóa chất và phóng xạ: tác động trực tiếp vào tuyến giáp gây nên phản ứng viêm.

Phân loại căn bệnh viêm tuyến giáp

Dựa vào nguyên nhân mà chúng ta có thể phân loại các bệnh viêm tuyến giáp thường gặp thành các loại như sau:

+ Viêm tuyến giáp Hashimoto: đây được coi là bệnh do phản ứng tự miễn dịch. Bệnh này thường gặp nhất trong các loại gây viêm tuyến giáp.

+ Viêm tuyến giáp thầm lặng: do hiện tượng tự miễn dịch đồng thời do các kháng thể kháng giáp gây ra.

+ Viêm tuyến giáp sau sinh: sau thời kì sinh nở thì tình trạng rối loạn nội tiết có thể hình thành các kháng thể kháng giáp tấn công các tế bào tuyến giáp.

+ Viêm tuyến giáp do ảnh hưởng của phóng xạ: tia phóng xạ được áp dụng trong qúa trình điều trị như vùng đầu, mặt, cổ hoặc iot phóng xạ điều trị cường giáp có thể gây tổn thương tuyến giáp.

+ Viêm tuyến giáp bán cấp: thường là do virus gây ra trước một nhiễm trùng đường hô hấp trên.

+ Viêm tuyến giáp cấp tính: vi sinh vật gây bệnh tấn công tuyến giáp gây nên các triệu chứng đột ngột.

Dấu hiệu của viêm tuyến giáp

Triệu chứng của căn bệnh viêm tuyến giáp nó còn phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân và cũng như giai đoạn của bệnh. Hầu hết thì viêm tuyến giáp sẽ xuất hiện từ tình trạng nhiễm độc giáp, sau đó dẫn đến suy giáp.

Triệu chứng nhiễm độc giáp: Nó thường kéo dài từ 1 cho đến 3 tháng khiến cho tuyến giáp bị tổn thương gây nên tình trạng xuất hiện quá mức hormone giáp gây hiện tượng cường giáp.

Các triệu chứng gây ra nhiễm độc giáp bao gồm: tốc độ đập của nhịp tim trên 100 lần/phút, hồi hộp ngực có cảm giác như đang đánh trống, xuất hiện tình trạng lo âu không rõ nguyên nhân, khó ngủ, run tay và tăng tiết mồ hôi. Khi tuyến giáp bị tổn thương quá lâu, các tế bào giáp không thể tăng tiết hormone sẽ dẫn tới tình trạng suy giáp.

Các triệu chứng suy giáp bao gồm: luôn trong trạng thái mệt mỏi, ủ rũ, tăng cân không rõ nguyên nhân, táo bón, da khô, giảm khả năng tập trung.

Biến chứng

Một số biến chứng mà bạn có thể gặp do viêm tuyến giáp là:

+ Tình trạng hôn mê: bị tác động bởi tình trạng suy giáp nặng dẫn tới hạn thân nhiệt, hạ natri máu, nhịp tim chậm dưới 60 lần/phút. Hấu hết tình trạng hay xảy ra ở người cao tuổi.

+ Cơn bão giáp: trong tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc tuyến giáp bị  tổn thương nhiều - phóng thích ra một lượng nội tiết tố quá nhiều ảnh hưởng khiến nhịp tim đập nhanh trên 100 lần/phút, kem theo sốt cao, rối loạn tâm thần. Và nếu như không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân.

+ Nhiễm khuẩn: nếu viêm tuyến giáp mà nguyên nhân là do vi sinh vật có thể xảy ra  áp xe tuyến giáp, nếu nặng hơn có thể dẫn tới nhiễm khuẩn huyết thậm chí tử vong.

+ Hình thành khối u: viêm tuyến giáp kéo dài có thể dẫn tới u lympho hoặc ung thư tuyến giáp.

--> Xem thêm: Dấu hiệu ung thư tuyến giáp ở giai đoạn đầu 2023

Cách chẩn đoán bệnh viêm tuyến giáp

Thăm khám lâm sàng

Trước tiên bác sĩ sẽ đặt những câu hỏi liên quan đến những điều bất thường trong cơ thể ví dụ như nhịp tim, đổ mồ hôi, nhịp thở, giấc ngủ, tiêu hóa, run tay chân hay không.

Tiếp theo, bác sĩ tiến hành thăm khám các dấu hiệu như tuyến giáp có tổ hay sưng không, kiểm tra kỹ hơn về những đặc điểm toàn thân để định hướng chẩn đoán bệnh tuyến giáp.

Xét nghiệm

Khi nghi ngờ bệnh tuyến giáp, người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như:

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp: fT3, fT4 và TSH (hormone tuyến yên kích thích tuyến giáp).

Siêu âm tuyến giáp: đánh giá cấu trúc tuyến giáp xem có phát hiện ra những nốt nhỏ bất thường hay không.

Xét nghiệm kháng thể kháng tuyến giáp: nhằm phát hiện xem có kháng thể kháng giáp (TPO) hoặc kháng thể kích thích tuyến giáp (TRAb) hay không.

Biện pháp phòng ngừa viêm tuyến giáp

Đa số các trường hợp viêm tuyến giáp không thể phòng ngừa được. bạn có thể thực hiện những gợi ý sau để giảm phần nào những hậu quả do các thủ thuật mang lại để tránh tình trạng viêm tuyến giáp.

Khi phải thực hiện những can thiệp vùng đầu mặt cổ, người bệnh nên tuân theo chỉ định của bác sĩ, theo dõi sát sao các dấu hiệu bệnh để điều trị ngay khi có triệu chứng. Khi sử dụng bất kỳ thuốc nào có tác dụng phụ gây viêm tuyến giáp, bạn cũng nên hỏi bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Hy vọng với sự chia sẻ của chúng tôi sẽ  cung cấp cho bạn các kiến thức về viêm tuyến giáp, đặc biệt là một số dấu hiệu để nhận biết tình trạng này. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!

Phòng Khám Bình Điền

Để được tư vấn thêm, hay đăng ký dịch vụ, xin vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời giam sớm nhất.