Fanpage

Viêm amidan: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Hiện nay căn bệnh viêm amidan được xem là một bệnh lý có thể gặp ở tất cả mọi người nhưng đối tượng dễ gặp nhất đó là ở trẻ em. Bệnh có thể hết với cách điều trị đơn thuần, nhưng trong vài trường hợp có thể gặp biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng phòng khám đa khoa Bình Điền tìm hiểu về bệnh viêm amidan, kèm theo đó là một số phương pháp điều trị và phòng bệnh hiêu quả nhé!!

Viêm amidan là gì?

Amidan là một trong những khối bạch huyết thuộc vòng Waldeyer. Vị trí của chúng nằm ở ngã tư giữa đường ăn và đường thở, bao gồm: amidan vòm (còn có tên gọi khác là VA), amidan khẩu cái, amidan vòm (thường gọi tắt là amidan) và amidan đáy lưỡi. Nhiệm vụ của chúng đảm nhiệm chức năng miễn dịch ban đầu của vùng họng, bên trong các khối amidan chứa các bạch cầu lympho đóng vai trò bảo hộ cơ thể trước những cá vi khuẩn hoặc vi rút xâm nhặp vào cơ thể thông qua mũi, miệng

Viêm amidan được chia thành 2 loại: Viêm amidan cấp tính và viêm amidan mạn tính.

Viêm amidan cấp là tình trạng bị viêm sung huyết hoặc viêm mủ của amidan khẩu cái. Thời gian của trường hợp này thường kéo dài từ 3 ngày cho đến 2 tuần, hầu hết là do virus hoặc vi khuẩn gây nên. Nếu viamidan do virus đa số chỉ ở mức độ nhẹ, còn nếu do vi khuẩn thì nặng hơn.

Viêm amidan mạn tính là tình trạng bị viêm thường xuyên bị đi bị lại rất nhiều lần của amidan khẩu cái. Còn tùy thuộc vào  mức độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể, amidan viêm có thể phát triển to lên (viêm quá phát) và trường hợp này chúng ta sẽ thường gặp ở trẻ em hay người trẻ tuổi, hoặc amidan có thể nhỏ lại (viêm xơ teo).

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm amidan

Viêm amidan do virus

Nguyên nhân chính gây viêm amidan là do virus và chúng chiếm đến 70% trên tổng số ca mắc bệnh viêm amidan hiện nay. Các trường hợp viêm amidan do virus gây ra chiếm đến 70% đều do virus, chiếm đến 70 % các nguyên nhân gây viêm amidan).

Viêm amidan do vi khuẩn

Tình trạng viêm amidan do vi khuẩn thì chúng ta có thể ít gặp hơn. Những trường hợp viêm amidan do vi khuẩn thì biểu hiện của bệnh có xu hướng nặng nề hơn, đặc biệt là bị viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A. Vi khuẩn này có thể gây các biến chứng nguy hiểm trên cơ quan khác như tim, thận, khớp,...

Yếu tố thuận lợi tạo điều kiện gây viêm amidan

Các yếu tố thúc đẩy nguy cơ mắc viêm amidan chúng ta có thể kể đến đó là môi trường bị ô nhiễm, sức đề kháng yếu hoặc cơ thể bị dị ứng đó là những yếu tố khiến bạn rất dễ mắc bệnh viêm amidan. Ngoài ra, những vấn đề như sâu răng, viêm lợi, viêm xoang... là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn phát triển.

Triệu chứng của viêm amidan

- Đau vùng cổ họng.

- Khi nuốt có cảm giác đau, khó nuột hoặc nuốt vướng.

- Xảy ra tình trạng sốt

- Nhìn thấy được 2 amidan khẩu cái sưng to và đỏ.

- Bề mặt amidan phủ lớp một lớp màu vàng hoặc trắng.

- Miệng và hơi thở có mùi hôi.

- Sờ và thấy được hạch ở vùng cổ như hạch dọc theo cơ ức đòn chũm, hạch góc hàm, hạch mang tai,...

- Cơ thể có cảm giác mệt mỏi, chán ăn.

- Cơ thể người bệnh có thể gặp tình trạng ho khan, ho có đờm, chảy mũi, khàn tiếng nhẹ.

- Giọng nói khó nghe hoặc hay bị nghẹt thở, ngủ ngáy.

Đối với nhóm trẻ nhỏ, thường không có những triệu chứng giống như trẻ lớn và người lớn. Vì vậy cha mẹ hoặc người thân chăm sóc bé cần lưu ý một số biểu hiện gián tiếp được liệt kê như sau:

+ Chảy nhiều dãi dớt.

+ Tần suất ăn ít đi, chán ăn

+ Trẻ bị kích thích, khóc rất nhiều

+ Trẻ xuất hiện tình trạng sốt cao.

Căn bệnh viêm amidan gây ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo và thường khi thấy các biểu hiện trên bố mẹ sẽ nghi ngờ và đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám bệnh.

Biến chứng nguy hiểm của viêm amidan

Khi bạn bị viêm amidan với mực độ liên tục được xem là viêm amidan mạn tính nó có thể gây ra những biến chứng tại chỗ như:

+ Trong quá trình bạn ngủ bạn có thể bị ngừng thở do amidan quá phát gây tắc nghẽn đường thở.

+ Tình trạng nhiễm trùng sẽ lan rộng ra các tổ chức mô xung quanh vùng họng gây biến chứng viêm mô tế bào do viêm amidan.

+ Áp xe quanh amidan do tụ mủ ở phía sau amidan.

Các cách điều trị viêm amidan

Nguyên tắc điều trị

Viêm amidan cấp tính: phươn pháp điều trị chủ yếu đối với tình trạng viêm amidan cấp tính là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng. Chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc có các biến chứng khác.

Viêm amidan mạn tính: Ưu tiên phương pháp phẩu thuật.

Sử dụng thuốc kháng sinh

Khi bạn bị viêm amidan do vi khuẩn phương pháp điều trị sẽ là thuốc kháng sinh. Thường thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng, kháng sinh penicillin uống trong 10 ngày. Cần sử dụng đúng, điều độ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, kể cả cả khi các triệu chứng đã hết hoàn toàn. Việc không tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nặng hơn, tăng nguy cơ biến chứng sau nhiễm liên cầu.

Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật cắt amidan có thể được áp dụng trong điều trị đối với những trường hợp viêm amidan tái phát thường xuyên có mức độ trên 3 lần trong vòng 1 năm, viêm amidan mạn tính buộc trẻ phải sử dụng thuốc liên tục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt cũng như sự phát triển thể chất của trẻ. Phẫu thuật cũng có thể được áp dụng đối với những trường hợp viêm amidan có các biến chứng khó kiểm soát, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh như:

+ Trong quá trình ngủ bị khó thở hoặc ngừng thở khi ngủ.

+ Trẻ khó thở thường xuyên, nguy cơ suy hô hấp.

+ Trẻ ăn kém, khó nuốt.

+ Bị áp xe thành sau họng, viêm mô tế bào vùng họng không cải thiện khi điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Biện pháp phòng ngừa đối với viêm amidan

- Đảm bảo được môi trường xung quanh sạch sẽ và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Giữ cho mũi, họng được ấm, đặc biệt là khi trởi trở lạnh.

- Bảo vệ và nâng cao sức đề kháng bản thân khi xuất hiện các đợt dịch liên quan đến đường hô hấp hoặc khi thời tiết giao mùa.

- Giữ gìn vệ sinh răng miệng.

- Điều trị dứt khoát các bệnh lý liên quan đến mũi họng khác ví dụ như viêm xoang mạn tính, viêm mũi.

- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những nơi có môi trường bị ô nhiễm.

- Hạn chế sử dụng những loại thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

- Luyện tập thể dục, thể thao, sử dụng các thuốc bổ tăng cường sức đề kháng của bản thân.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn có thêm kiến thức về viêm amidan, cũng như biết cách điều trị và phòng bệnh viêm amidan hiệu quả. Hãy chia sẻ những thông tin hữu ích trên đến gia đình và bạn bè xung quanh bạn nhé!

Phòng Khám Bình Điền

Để được tư vấn thêm, hay đăng ký dịch vụ, xin vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời giam sớm nhất.