U nang buồng trứng: Căn bệnh nguy hiểm – tuyệt đối đề phòng
1. U nang buồng trứng là gì?
U nang buồn trứng là căn bệnh thường gặp ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tuy là khối u lành tính nhưng không phát hiện kịp thời nó sẽ phát triển quá mức gây ra những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Ngoài ra, nêu như khối u biến chứng và trở thành ung thư buồng trứng, người bệnh cũng sẽ rơi vào tình thế nguy hiểm. Nắm trong tay những kiến thức, thông tin về bệnh giúp chị em có được kế hoạch cải thiện, khắc phục bệnh một cách tốt hơn, đồng thời tìm ra được cách điều trị phù hợp với tình trạng của bản thân.
1.1 Thế nào là u nang tại buồng trứng? Phân loại như thế nào?
Buồn trứng là cơ quan sinh dục có nhiệm vụ điều khiển ngoại tiết cũng như nội tiết của cơ thể người phụ nữ. Chức năng của buồng trứng là tạo ra trứng, nuôi dưỡng và phòng thích trứng, sau đó dần hình thành quá trình hành kinh, thụ thai.
Ngoài ra buồng trứng còn có chức năng điều tiết quá trình sinh ra hormone sinh dục estrogen và progesterone, hỗ trợ hoạt động của tử cung, hệ nội tiết và giúp phát triển các cơ quan sinh dục, nuôi dưỡng da tóc. Duy trì mức sản sinh dịch ở âm đạo, cân bằng sinh lý nữ, thậm chí còn tác động lên tuyến vú và quá trình chuyển hóa xương.
1.2 Thế nào là u nang buồng trứng?
U nang tại buồng trứng là căn bệnh mà chúng ta có thể bắt gặp ở bất cứ đối tượng phụ nữ nào. Tuy nhiên, khả năng mắc căn bệnh này cao thì chỉ nằm trong độ tuổi sinh sản. Đồng thời chịu nhiều ảnh hưởng của bệnh hơn những đối tượng ở độ tuổi chưa dậy thì hoặc tiền mãn kinh, mãn kinh.
Khối u này có thể xuất hiện ở một hoặc thậm chí cả hai bên của buồng trứng. U nang buồng trứng có thể là bên trong những khối u đó có chứa dịch hoặc chất rắn như bã đậu. Bất kể là sự tăng sinh nào tại buồng trứng cũng có thể tạo nên những khối u này. Trong đó, phổ biến nhất là những khối u xuất hiện từ sự tăng sinh của các mô mới bất thường tại buồng trứng.
1.3 Phân chia u nang buồng trứng thành những loại nào
Theo như các chuyên gia hiện nay, có thể căn cứ vào kết cấu của khối u mà chia thành hai loại:
U nang dạng cơ năng
Đây là những khối u xuất hiện từ sự mất cân bằng hoạt động của nội tiết tố bên trong cơ thể, rối loạn nội tiết tố của cơ thể.
U nang cơ năng có thể tồn tại ở 3 trạng thái:
+ Nang bọc noãn: Là các nang noãn đã chín nhưng không bị vỡ, không làm rụng trứng hay là gây chậm kinh.
+ Nang hoàng thể: Sau phóng noãn thì các hoàng thể này không bị teo, tiếp tục phát triển và tạo thành các nang có chứa dịch, khiên cho vùng chậu viêm đau và chảy máu
+ Nang hoàng tuyến: Những nang bọc noãn bị hoàng thể hóa, thường xuyên xuất hiện ở cả 2 bên buồng trứng, bên trong các nang có chứa dịch vàng nhạt, do nhiều nang nhỏ hợp thành.
Những biến chứng của u nang cơ năng mang lại bao gồm: vỡ nang, gây chảy máu bất thường, xoắn nang. Khiến các chi em phụ nữ phải chịu những cơn đau bụng từ nhẹ tới nặng.
U nang dạng thực thể
U nang dạng này thường là những tổn thương xuất phát từ các ca giải phẫu. Khối u phát triển cách thầm lặng và thường kéo dài trong nhiều năm, có khả năng trở thành ung thư.
U nang tại buồng trứng dạng thực thể bao gồm:
+ U nang nước: Khối u có chứa dịch trong, có cuống dài, mặt ngoài trơn nhẵn, vỏ mỏng, có khả năng di động, có khả năng ung thư hóa, phát hiện nhờ những nhú nhỏ)
+ U nang nhầy: Vỏ dày, bên trong có chứa dịch nhầy trong. Có vách ngăn chia thành nhiều thùy nhỏ và có thể dính vào các cơ quan nội tạng lân cận.
+ U nang bì: Vỏ ngoài trơn láng, lẫn sợi cơ. Kích thước không to nhưng thường nặng, bên trong có chứa lông, tóc, móng hoặc các chất bã đậu)
Biến chứng của u nang dạnh thực thể đó là xoắn cuống gây vỡ nang, ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ, gây vô sinh, tệ nhất có thể chuyển thành ung thư.
2. U nang tại buồng trứng do đâu
Nhiều nghiên cứu cho thấy u nang buồng trứng có liên quan mật thiết đến sự thay đổi của các hormone. Do đó, chúng ta có thể chỉ ra vài nguyên nhân u nang buồng trứng là do đâu:
+ Do sử dụng các loại thuốc tránh thai khẩn cấp, gây rối loạn hormone, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ nội tiết.
+ Ăn uống, sử dụng các loại thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, chất béo, đạm động vật,… kích thích sản sinh quá nhiều insulin, estrogen.
+ Nhiễm trùng hoặc viêm vùng chậu
+ Lạc nội mạc tử cung
+ Stress, béo phì
+ Gan nhiễm độc
3. Triệu chứng điển hình khi xuất hiện khối u nang tại buồng trứng
U nang buồng trứng có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau và thường phát triển cách âm thầm. Tuy nhiên, chị em vẫn có thể phát hiện và nhận biết sớm căn bệnh này thông qua vài dấu hiệu sau đây, để có được một kế hoạch thăm khám và điều trị:
+ Đau, khó chịu tại vùng chậu hoặc thắt lưng
+ Khó chịu, tức hoặc đau bụng vùng dưới, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn
+ Đi tiểu nhiều lần nguyên nhân do u nang phát triển chén ép lên bàng quang, khiến việc tiểu không được tự chủ.
+ Cảm giác đau khi giao hợp với những trường hợp u chén ép lên tử cung hoặc cổ tử cung.
+ Gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu kinh, gây đau bụng kinh.
+ Thay đổi cân nặng bất thường, chán ăn, người cảm thấy mệt mỏi và suy nhược.
Khi các chị em gặp phải các triệu chứng trên, chị em nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để tiến hành việc thăm khám, kiểm tra theo chỉ định của bác sĩ để sớm phát hiện sự tồn tại của những khối u, lường trước được những ảnh hưởng và có kế hoạch để kiểm soát, khắc phục một cách tối ưu nhất.
4. U nang buồng trứng có biến chứng, nguy hiểm hay không
Tuy là u nang lành tính, nhưng không phải vì lí do đó mà chị em được phép chủ quan, xem nhẹ bệnh. U nang buồng trứng, đặc biệt là u nạng dạng thực thể có thể phát triển rất nhanh một cách thầm lặng, khiến cho nhiều cơ quan khác bị ảnh hưởng, chén ép.
Vỡ nang: Một khi áp lực bên trong quá lớn, khôi u nang có thể bị vỡ và gây chảy máu trong. Dịch trong khối u rất dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, phản ứng phúc mạc, gây u dính, thậm chí đe dọa đến tính mạng người mang bệnh.
Xoắn u nang: Xoắn u nang là tình trạng dễ xảy ra ở những khối u có cuống dài, kích thước nhỏ, gây cảm giác đau bụng, buồn nôn, chướng bụng và đau hạ vị cùng 2 hố chậu.
Chén ép các bộ phận xung quanh: Khi u phát triển lớn, dẫn đến việc chèn ép các cơ quan khác như bàng quang, niệu quản, trực tràng, tĩnh mạch,… gây ra những bệnh lý ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng tới sức khỏe tổng thể của người bệnh.
5. Chẩn đoán, điều trị u nang tại buồng trứng như thế nào
Để có thể chẩn đoán căn bệnh u nang buồng trứng, các bác sĩ sẽ thực hiện việc thăm khám kết hợp lâm sàng và cận lâm sàng, để cho ra một kết quả chính xác nhất. Chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành khai thác thông tin của bệnh nhân bao gồm: các triệu chứng thường gặp, chu kỳ kinh nguyệt, có cảm giác đau khi quan hệ tình dục hay không,…
Còn cận lâm sàng, vị trí, kích thước và tác động của khối u sẽ được xác định thông qua các máy siêu âm, chụp CT, hoặc MRI, một vài xét nghiệm
Phương pháp điều trị cũng sẽ dựa trên kết quả chẩn đoán, tùy theo loại khối u để đem lại kết quả tốt nhất dành cho mỗi người bệnh.
Đối với u xơ cơ năng dạng nang bọc noãn, nang hoàng thể thì người bệnh nên theo dõi từ 2 – 3 tháng xem có nên thực hiện phẩu thuật hay không
Với u xơ thực thể: Biện pháp tối ưu nhất để loại bỏ khối u này và bảo vệ được sức khỏe người mang bệnh đó là phẩu thuật loại bỏ từ sớm. Người bệnh có thể thực hiện quá trình bóc tách khối u hoặc loại bỏ toàn bộ buồng trứng có u nang theo tình hình hiện tại và nguyện vọng của bản thân.
Các phương pháp phẩu thuật u nang hiện đang được áp dụng gồm có:
+ Phẩu thuật nội soi: Áp dụng với những trường hợp u nang không có nguy cơ tiến triển thành ung thư, u không dính và không quá to.
+ Phẩu thuật mổ mở: Chỉ áp dụng đối với các khối u có kích thước lớn, có khả năng gây biến chứng nặng nề, phát triển thành ung thư.
U nang buồng trứng là bệnh lý có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người phụ nữ và có khả năng chuyển thành ung thư. Để loại bỏ những nỗi lo khi bị u nang tại buồng trứng, chị em cần thăm khám phụ khoa định kỳ, phát hiện sớm bệnh và được chỉ định hướng khắc phục phù hợp.
Để được tư vấn thêm, hay đăng ký dịch vụ, xin vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời giam sớm nhất.
Bài chung chuyên mục
- Bệnh trĩ ngoại – bạn cần biết những gì? (08/01/2024)
- Sỏi túi mật ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị (05/01/2024)
- Phòng ngừa và tầm soát ung thư dương vật (04/01/2024)
- Tìm hiểu về các phương pháp phẫu thuật ruột thừa (03/01/2024)
- Gan nhiễm mỡ độ 2: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa (31/12/2023)