THAI NGOÀI TỬ CUNG
1. Thai ngoài tử cung là gì?
Ở thai kì bình thường, trứng thụ tinh bên trong ống dẫn trứng rồi vào làm tổ trong niêm mạc buồng tử cung. Thai ngoài tử cung (TNTC) là tình trạng trứng đã thụ tinh không làm tổ trong buồng tử cung mà bên ngoài buồng tử cung như ở vòi trứng ( chiếm trên 95%), ở buồng trứng, ở cổ tử cung, trong ổ bụng. Đặc biệt thai ngoài tử cung bám ở sẹo mổ lấy thai cũ là vấn đề đáng quan tâm trong sản khoa.
2. Thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?
Thai ngoài tử cung là tình trạng sản khoa vô cùng nguy hiểm, đe dọa khả năng sinh sản cũng như tính mạng của thai phụ. Những trường hợp thai ngoài tử cung, phôi thai sẽ không thể sống sót và phát triển một cách bình thường. Vì thai không được buồng tử cung bảo vệ, túi thai phát triển sẽ vỡ gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, nguy hiểm tính mạng thai phụ.Thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) TNTC chính là nguyên nhân chiếm 3 – 4% các trường hợp tử vong phụ nữ liên quan đến thai nghén.
3. Các dấu hiệu của thai ngoài tử cung:
Người mang thai ngoài tử cung cũng có những dấu hiệu như những người mang thai bình thường như: trễ kinh, đau bụng, buồn nôn, ngực căng tức…
Các dấu hiệu nghi ngờ TNTC:
· Ra huyết âm đạo bất thường: phụ nữ trễ kinh sau đó ra huyết đỏ sậm, rỉ rả kéo dài. Một số ít phụ nữ thai ngoài tử cung không có dấu hiệu này.
· Đau bụng âm ỉ tại vị trí thai làm tổ, có khi đau trằn bụng dưới hoặc đau như cảm giác mót rặn. Nếu TNTC vỡ, người bệnh đau dữ dội, đau nhức vai, toát mồ hôi, chân tay lạnh, hoa mắt, chóng mặt. TNTC vỡ gây chảy máu lan tràn trong ổ bụng nếu không được mổ cầm máu kịp thời, người bệnh có thể chết vì sốc mất máu.
4. Những ai có nguy cơ bị TNTC ?
Ø Phụ nữ có tình trạng viêm sinh dục, đặc biệt viêm do Chlamydia trachomatis
Ø Tiền sử phẫu thuật trên ống dẫn trứng như nối ống dẫn trứng sau triệt sản, tái tạo ống dẫn trứng trong phẫu thuật điều trị hiếm muộn.
Ø Tiền sử từng bị TNTC
Ø Hổ trợ sinh sản: kích thích rụng tr
rứng, thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển phôi
Ø Bất thường ống dẫn trứng: polyp, túi thừa…
Ø Tránh thai khẩn cấp dùng progestin (levonorgestrel)
Ø Hút thuốc lá
5. Điều trị:
Việc chẩn đoán sớm tình trạng TNTC giúp ích cho lựa chọn phương pháp điều trị.
Các phương pháp cơ bản để điều trị:
· Tiêm thuốc
· Phẫu thuật (nội soi hoặc mở bụng)
· Theo dõi sự thoái triển tự nhiên của thai ngoài tử cung.
Không phải tất cả trường hợp mang thai ngoài tử cung đều phải phẫu thuật. Nếu được phát hiện sớm, khối thai chưa vỡ, kích thước nhỏ bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc giúp khối thai tự tiêu. Nếu thai có kích thước lớn sẽ được phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở. Việc chọn lựa phương pháp điều trị tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Thai phụ cần đi khám để được kiểm tra dưới sự theo dõi của bác sĩ.
Để được tư vấn thêm, hay đăng ký dịch vụ, xin vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời giam sớm nhất.
Bài chung chuyên mục
- Ths, Bs Bùi Văn Chinh (27/10/2023)
- Các bệnh dịch theo mùa thường xuyên gặp phải (13/06/2023)
- RỐI LOẠN SỨC KHỎE TUỔI MÃN KINH ( HOSREM) (04/10/2022)
- TẦM SOÁT UNG THƯ PHỤ KHOA (04/10/2022)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGỪA THAI SAU SIN (03/10/2022)