TẦM SOÁT BƯỚU VÚ
BƯỚU VÚ LÀNH TÍNH
Bướu(U) sợi tuyến là những khối u chắc, thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 35, không đau, di động. Tự phát hiện (u lớn) hoặc tình cờ qua siêu âm vú.
Nguyên nhân của u sợi tuyến vẫn chưa được biết, nhưng chúng có thể liên quan đến hormone sinh sản. U sợi tuyến xảy ra thường xuyên hơn trong những năm sinh sản, có thể trở nên lớn hơn khi mang thai hoặc khi sử dụng liệu pháp hormone và có thể thu nhỏ lại sau khi mãn kinh, khi lượng hormone giảm.
Các loại u xơ
- U đơn giản
- U sợi tuyến phức tạp
- U sợi nhỏ. Đây là loại u vú phổ biến nhất được tìm thấy ở trẻ em gái và thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 đến 18. Các u sợi tuyến này có thể phát triển lớn, nhưng hầu hết nhỏ lại theo thời gian và một số biến mất.
- U sợi tuyến khổng lồ. Chúng có thể lớn hơn 5 cm. Chúng có thể cần phải được loại bỏ vì chúng có thể đè lên hoặc thay thế mô vú khác.
- Khối u Phyllodes. Mặc dù thường lành tính, một số khối u phyllodes có thể trở thành ung thư (ác tính). Các bác sĩ thường khuyên bạn nên loại bỏ chúng.
Chẩn đoán
- Siêu âm vú
- Chụp nhũ ảnh chẩn đoán.
- Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ(FNA).
- Sinh thiết kim lõi
Điều trị
Bướu sợi tuyến nhỏ không cần điều trị. Bướu lớn thì phẫu thuật lấy trọn hoặc hút mô bướu chân không bằng kim(VABB).
UNG THƯ VÚ
Ung thư vú là dạng u vú ác tính, là căn bệnh gây tử vong cao nhất ở nữ giới. Không giống các loại ung thư khác, ung thư vú là một bệnh hoàn toàn có thể chữa được nếu được phát hiện sớm, khoảng 80% bệnh nhân được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện bệnh ở những giai đoạn đầu. Giai đoạn muộn có thể đã di căn vào xương và các bộ phận khác.
1. Dấu hiệu cảnh báo ung thư vú
- Phát hiện bướu vú kém di động
- Đau vùng ngực âm ĩ, không có quy luật rõ ràng, nóng rát liên tục hoặc ngày càng dữ dội thì bạn nên cần đi khám ngay.
- Nổi hạch nách cùng bên vú có u
- Thay đổi màu sắc da và tính chất da ở vùng ngực, lõm hoặc co rúm giống như lúm đồng tiền.
- Đau lưng, vai hoặc gáy
2. Chẩn đoán
- Lâm sàng có bướu
- Siêu âm vú
- Chụp nhũ ảnh
- Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ(FNA).
- Sinh thiết kim lõi
- Chụp MRI
3.Các giai đoạn ung thư vú
4. Nguyên nhân ung thư vú
Nguyên nhân vẫn chưa biết, nhưng thường gặp ở người sinh con muộn, không có khả năng sinh sản hoặc không cho con bú, kinh nguyệt sớm hoặc mãn kinh muộn, có tiền sử xơ nang tuyến vú, béo phì, hút thuốc và uống rượu, làm việc trong môi trường độc hại.
Do gen di truyền: nếu trong gia đình có mẹ hoặc bà, chị em mắc bệnh này thì bạn cũng nên đi bệnh viện kiểm tra.
5. Điều trị ung thư vú
- Phẫu thuật: tuỳ vào giai đoạn tiến triễn mà Bác sĩ chọn phương pháp
+ Cắt rộng u bảo tồn vú
+ Đoạn nhủ +/- nạo hạch +/- tái tạo
-Xạ trị: phương pháp này sẽ sử dụng các chùm tia năng lượng cao như tia X và proton để diệt các tế bào ung thư. Sau khi bệnh nhân được đoạn nhũ thì sẽ dùng các chùm tia này để chiếu xạ bên ngoài nhằm đảm bảo rằng các tế bào ung thư đã được tiêu diệt hết.
- Hoá trị: sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Đối tượng áp dụng là những người mà tế bào ung thư có nguy cơ cao tái phát hoặc lan rộng sang các bộ phận khác của cơ thể. Đôi khi hóa trị cũng được chỉ định trước tiên nhằm làm thu gọn khối u bướu lớn để hỗ trợ việc loại bỏ nó dễ dàng trong quá trình phẫu thuật. Hóa trị mục đích là để kiểm soát tốt hơn các triệu chứng kèm theo.
6. Cách phòng tránh ung thư vú
- Chế độ dinh dưỡng: ăn nhiều rau xanh, tăng thêm thực phẩm giàu phytoestrogènes
- Khám sàng lọc ung thư vú và kiểm tra sức khỏe định kỳ: vì thời kỳ “tiền lâm sàng” của ung thư vú kéo dài từ 8-10 năm nên việc khám sàng lọc có giá trị cao trong việc phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả.
- Lưu ý một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, lợi tiểu làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Để được tư vấn thêm, hay đăng ký dịch vụ, xin vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời giam sớm nhất.
Bài chung chuyên mục
- Bệnh trĩ ngoại – bạn cần biết những gì? (08/01/2024)
- Sỏi túi mật ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị (05/01/2024)
- Phòng ngừa và tầm soát ung thư dương vật (04/01/2024)
- Tìm hiểu về các phương pháp phẫu thuật ruột thừa (03/01/2024)
- Gan nhiễm mỡ độ 2: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa (31/12/2023)