Tại sao phụ nữ lại dễ mắc sùi mào gà ở vùng kín?
Bệnh sùi mào gà ở nữ nếu như không phát hiện và điều trị bệnh kịp thờ thì bệnh sẽ chuyến biến rất nguy hiểm thậm chí có thể dẫn đến ưng thư cổ tử cung. Bời vì, ngoài những chủng HPV sinh dục có thể gây ra những mụn cóc sinh dục thì có những chủng HPV khác lại có thể gây ung thư.
1. Sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ
Nguyên nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ đó là virus HPV (Human Papilloma Virus), bệnh còn có một tên gọi khác đó là mụn cóc sinh dục. Bệnh thường có những dấu hiệu như là nổi các nốt nhọt và mọc thành từng cụm như là mào gà hay bông súp lơ. Sùi mào gà là căn bệnh xã hội không những đe dọa đến tính mạng mà nó còn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người phụ nữ mang bệnh.
2. Nguyên nhân khiến phụ nữ dễ mắc bệnh sùi mào gà ở vùng kín
Bệnh sùi mào chính là hệ quả của việc viêm HPV, đây là một loại nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Theo thông tin của trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC), sùi mào gà sinh dục có xu hướng phát sinh ở những người trong độ tuổi khoảng 30 tuổi. Nguồn tin này cho hay virus HPV lây truyền qua đường tinh dục rất phổ biến ở Hoa Kỳ. Nó ảnh hưởng trực tiếp lên đến 79 triệu người ở nước này, chiếm tỉ lệ lớn là người trưởng thành dưới 30 tuổi. Theo ước tình có khoảng 14 triệu ca nhiễm HPV mới mỗi năm ở Hoa Kỳ.
Bệnh sùi mào gà ở nữ giới có nhiều con đường để lây nhiễm. Ngoài việc quan hệ không có biện pháp an toàn thì bệnh có khả năng truyền nhiễm từ mẹ sang con, các đụng chạm thân mật, chạm vào dịch nhầy chứa virus hoặc huyết mủ của người bệnh.
Ở phụ nữ, bệnh sùi mào có phát triển ở trên âm hộ, thành âm đạo, ống hậu môn, cổ tử cung hoặc khu vực giữa bộ phận sinh dục ngoài.
3. Triệu chứng
Bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ thường có những vết sưng nhỏ, màu thịt nâu hoặc hồng tươi hay trắng đục và mềm. Chúng mọc thành mảng lớn và có hình dạng giống như súp lơ gây ra bởi nhiều mụn cóc gần nhau. Nó tạo cảm giác ngứa ngáy và khó chịu ở vùng sinh dục.
Đôi khi có những trường hợp chảy máu khi quan hệ do sự tiếp xúc nên các nốt sùi mào gà dễ vỡ gây ra huyết, nhiễm trùng và tổn thương. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 2 – 9 tháng và làm cho bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi toàn thân, không muốn ăn, giảm cân, rát buốt lúc quan hệ.
4. Các biến chứng bệnh sùi mào gà ở phụ nữ
- Ung thư cổ tử cung có liên quan mật thiết với nhiễm trùng HPV ở cơ quan sinh dục. Một số chủng HPV cũng liên quan đến ung thư âm hộ, hậu môn, miệng và cổ họng. Không hẳn khi bạn mắc bệnh nhiễm trùng HPV là sẽ dẫn đến ung thư, nhưng điều quan trọng đối với phụ nữ là phải làm xét nghiệm Pap thường xuyên, đặc biệt với những người đã bị nhiễm các chủng HPV nguy cơ cao.
- Đối với các phụ nữ mang thai, thì sùi mào gà có thể mở rộng, gây khó khăn trong việc đi tiểu. Mụn trên thành âm đạo có thể ức chế sự kéo dài của các mô âm đạo trong khi sinh.
- Em bé được sinh ra từ người mẹ đã từng bị nhiễm sùi mào gà có thể phát triển mụn cóc ở cổ họng, tuy nhiên trường hợp như này vô cùng hiếm. Khi đó, em bé có thể cần phẩu thuật để giữ cho đường thở không bị tắc nghẽn.
5. Phòng bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ giới
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ làm giảm nguy cơ sùi mào gà âm vật. Tuy nhiên, bao cao su không phủ hết toàn bộ khu vực sinh dục. Do đó, bạn cần tim phòng HPV để phòng bệnh tốt nhất có thể nhằm chống lại các chủng virus có thể gây ra mụn cóc sinh dục hoặc ung thư cổ tử cung.
- Ngừng sử dụng thuốc có thể làm giảm nguy cơ bị mụn cóc sinh dục.
- Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) khuyến nghị tiêm vắc xin HPV cho tất cả trẻ em từ 1 hoặc 12 tuổi và cho tất cả phụ nữ từ 13-26 tuổi.
6. Chẩn đoán sùi mào gà ở nữ giới
Phỏng đoán sùi mào gà ở nữ giới không thể chỉ dựa vào xem hình dáng có nốt bệnh bằng mắt thường, do đó cần xét nghiệm cận lâm sàng để tăng độ chính xác của phỏng đoán. Dưới đây là một số xét nghiệm phổ biến:
- Kiểm tra máu: Một số bênh lây lan qua đường tình dục như lậu, giang mai, chlamydia có liên quan chặt chẽ với bệnh sùi mào gà. Bác sĩ có thể chỉ dẫn xét nghiệm máu để xác định sự hiện diện của vi khuẩn hoặc virus gây ra bệnh.
- Thăm khám hậu môn: Sùi mào gà ở phụ nữ có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau bao gồm cả sâu bên trong hậu môn. Bác sĩ có thể thực hiện một xét nghiệm hậu môn trực tràng bằng thiết bị chuyên dụng để xác định chính xác vị trí của các nốt bệnh
- Xét nghiệm chỗ chậu (Pap smear): Bác sĩ cso thể chỉ định việc xét nghiệm Pap smear trong quá trình thăm khám vùng chậu để đánh giá các biến đổi ở cổ tử cung và sự hiện của các tế bào ung thư. Đây là một phương pháp quan trọng để hiện phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và tìm hiểu về tình trạng của bệnh.
- Sinh thiết: Trong một số trường hợp thì bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết và gửi mẫu mô tế bào cho phân tích. Qua quá trình phân tích mô bệnh học và chủng vi khuẩn HPV, bác sĩ có thể đánh giá mức độ nghiệm trọng của bệnh và nguy cơ ung thư cho bệnh nhân.
7. Phương pháp điều trị sùi mào gà ở nữ
Để điều trị sùi mào gà ở nữ, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp dựa trên mức độ và vị trí của nốt sùi. Các phương pháp điều trị thông thường cho sùi mào gà ở nữ giới bao gồm:
- Sử dụng thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc dùng bôi hoặc tiêm trực tiếp lên vùng bị nhiễm virus HPV để giảm các triệu chứng và ngăn chặn sự phát triển của mụn cóc sinh dục.
- Phẩu thuật: Trong những trường hợp nghiêm trọng hoặc khi các biện pháp khác không còn hiệu quả nữa, bác sĩ sẽ tiến hành phẩu thuật để loại bỏ các mụn cóc sinh dục.
- Điều trị laser: Sử dụng công nghệ laser để tiêu diệt các mụn cóc bằng ánh sáng cao tần.
Sùi mào gà ở nữ giới là một bệnh lý rất dễ lây nhiễm và tỉ lệ nguy cơ bạn nữ bị mắc sùi mào gà luôn ở mức cao. Do đó, việc phòng khám Đa khoa Bình Điền cung cấp một số thông tin về bệnh sùi mào gà ở nữ giới. Bạn có thể chủ động hơn trong việc phòng bệnh và phương pháp chữa trị cách hiệu quả.
Để được tư vấn thêm, hay đăng ký dịch vụ, xin vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời giam sớm nhất.
Bài chung chuyên mục
- Bệnh trĩ ngoại – bạn cần biết những gì? (08/01/2024)
- Sỏi túi mật ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị (05/01/2024)
- Phòng ngừa và tầm soát ung thư dương vật (04/01/2024)
- Tìm hiểu về các phương pháp phẫu thuật ruột thừa (03/01/2024)
- Gan nhiễm mỡ độ 2: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa (31/12/2023)