Fanpage

Nổi mề đay: Nguyên nhân, triệu chứng và lưu ý trong xử lý bệnh

Định nghĩa mề đay là gì

Mề đay hay mày đay là một đợt bùng phát xuất hiện các vết đỏ nhạt, sưng tấy hoặc mảng trên da xuất hiện đột ngột, có thể do phản ứng của cơ thể đối với một số chất gây dị ứng hoặc không nguyên nhân.

Cơ thể người bị nổi mề đay xuất hiện tình trạng ngứa ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể bao gồm lưỡi, tai, môi,…Ban đầu các nốt mày đay chỉ xuất hiện ở một vùng da nhỏ và sau đó sẽ lan rộng ra trên khắp cơ thể nếu như không được phát hiện sớm cũng như xử lý kịp thời.

Hiện nay, mề đay được phân thành 4 loại chính như sau:

Mề đay thông thường: Mề đây thông thường thì bao gồm mề đay cấp tính và mãn tính. 

+ Mề đay cấp tính: Thì các triệu chứng sẽ tồn tại dưới 6 tuần và nhũng biểu hiện thường sẽ biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày. 

+ Mề đay mãn tính: Thì các triệu chứng sẽ tồn tại trên 6 tuần và những tổn thương trên da mức độ xuất hiện hàng ngày hoặc bùng phát theo đợt.

Mề đay vật lý: Là dạng mể đay do những nguyên nhân kích thích cơ học, do ánh nắng hay thay đổi nhiệt độ.

Phù mạch: Phù mạch được xem là dạng mày đay có tổn thương sâu, ảnh hưởng trên phạm vi rộng.

Mề đay tiếp xúc: Được hình thành khi vùng da của người bệnh tiếp xúc với những tác nhân kích thích.

Nguyên nhân

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bùng phát mề đay bao gồm:

+ Di truyền: Nếu như trong gia đình của bạn có người bị bệnh mề đay thì tỉ lệ bạn mắc bệnh sẽ cao hơn so với người bình thường.

+ Dị ứng thuốc: Người mang bệnh dị ứng với các loại thuốc như: Thuốc chống viêm không steroid, thuốc kháng sinh,…

+ Dị ứng thực phẩm: Ví dụ như động vật có vỏ, các loại hạt, động vật có vỏ, trứng, phụ gia thực phẩm,…

+ Côn trùng cắn: Tác động của các chất độc trong các loại côn trùng như kiến, ong, nhện...

+ Nguyên nhân khác: Mề đay có thể bùng phát do mạt bụi, mủ cao su, tiếp xúc với một số loại cây như cây tầm ma, cây sồi độc…

Triệu chứng và biến chứng của mề đay

Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết điển hình nhất mà bạn cần lưu ý:

+ Ngứa da: Tình trạng ngứa da được xem là triệu chứng đầu tiên, kèm theo đó xuất hiện tình trạng nổi da gà kèm ngứa ngáy, nóng rát.

+ Phát ban, nổi mẩn: Các nốt ban thường có màu hồng, đỏ hoặc trắng có hình tòn hoặc hình bầu dục, kích thước lớn nhỏ khác nhau, rất ngứa và có đốm đỏ xung quanh.

+ Da vẽ nổi: Da sẽ bị nổi hằn, rất dễ bị viêm khi giã hoặc vuốt ve.

+ Xuất hiện mụn nước: Người mang bệnh có thể xuất hiện các mụn nước li ti, sau khi mụn vỡ có thể lây lan ra các vùng da xung quanh.

+ Khó thở: Khi tình trạng bệnh trở nên nặng người bệnh sẽ có những dấu hiệu như sốt cao, rối loạn tiêu hóa, trụy tim...

+ Nhiễm trùng: Các tổn thương trên da do gãi nhiều và không được xử lý sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nặng hơn là hoại tử.

Ngoài ra, khi cơ của bạn xuất hiện các triệu chứng dưới đây thì bạn nên chủ động đến cơ sở y tế để gặp bác sĩ ngay lập tức:

+ Triệu chứng mày đay không có xu hướng giảm sau 2 ngày.

+ Các mảng mề đay có dấu hiệu lan rộng khắp cơ thể

+ Mề đay xuất hiện nhiều lần, liên tục

+ Có dấu hiệu sốt nhẹ hoặc người không khỏ

+ Có hiện tượng sưng phù ở dưới da (phù mạch).

Chẩn đoán bệnh học

Để có thể chẩn đoán nổi mề đay bác sĩ có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng của người bệnh hoặc tiến hành thực hiện các phương pháp xét nghiệm để xác định rõ nguyên nhân và cũng như mức độ bệnh. Cụ thể:

+ Chẩn đoán lâm sàng: Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa vào khu vực tổn thương, hình thái tổn thương cũng như các triệu chứng cơ năng và mật độ phân bố mày đay.Song song, người bệnh sẽ được bác sĩ đặt câu hỏi về các vấn đề như: Thời gian bùng phát bệnh khi nào? Tần suất và thời gian biến mất của tổn thương ra sao?

+ Chẩn đoán cận lâm sàng: Thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu; sinh thiết da (thực hiện khi nghi ngờ nổi mề đay do phấn hoa, bụi).

Giải pháp xử lý

Mề đay khác với nhiều bệnh lý về da khác, bởi vì nổi mề đay có thể tự thuyên giảm nếu như người bệnh nghỉ ngơi cũng như chăm sóc hợp lý mà không cần đến thuốc hay bất kì phương pháp y tế nào. Tuy nhiên, nếu bệnh đang ở giai đoạn mãn tính thì biện pháp y tế là điều tất yếu để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.

Điều trị nổi mề đay bằng thuốc Tây y

Trường hợp nổi mề đay trong thời gian dài, diện tích tổn thương lan rộng thì bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám và sử dụng thuốc. Sau đây là các loại thuốc được chỉ định trong việc hỗ trợ điều trị bệnh mề đay như sau:

+ Thuốc bôi: Trong thuốc dạng bôi có chứa các thành phần như histamin, corticoid hạn chế sưng viêm, giúp giảm ngứa. Chỉ được sử dụng trong trường hợp nổi mày đay khu trú.

+ Thuốc kháng histamin H1: Giúp giảm viêm, các nốt sẩn đỏ, ngứa da.

+ Thuốc chống viêm dạng uống: Sử dụng trong trường hợp nổi mề đay mức độ nặng có xuất hiện tình trạng sưng đỏ, bùng phát trên diện rộng.

+ Thuốc giảm đau: Nổi mề đay do nhiễm trùng, kèm sốt cao, đau nhức. Thuốc giảm đau lúc này giúp hạ thân nhiệt và giảm cơn đau.

Lưu ý trong xử lý bệnh

Việc bạn chăm sóc da, cơ thể cũng như xây dựng được một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý khi bị mề đay là điều vô cùng quan trọng, bởi vì những yếu tố này có thể giúp bạn cải thiện bệnh đáng kể. Do đó, khi bị nổi mề đay bạn hãy lưu ý những vấn đề sau:

Trong sinh hoạt:

+ Không được gãi ngứa, bởi vì trong quá trình gãi dưới tác động của móng tay nếu bạn gãi mạnh sẽ khiến da bị trầy xước thì nguy cơ bội nhiễm sẽ tăng cao.

+ Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc mà cần phải thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

+ Hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm, kem bôi sữa tắm.

+ Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và nên kiêng gió.

+ Không được tiếp xúc với các loại thú cưng, ngoài ra thú cưng cần được vệ sinh hàng ngày cũng như tẩy giun định kỳ và tiêm phòng đầy đủ.

Chế độ ăn uống cần hạn chế những thực phẩm sau:

+ Thực phẩm giàu đạm ví dụ như thịt bò, cua, tôm, hải sản...

+  Thực phẩm có nhiều chứa đường và muối

+ Đồ ăn cay, nóng

+ Thực phẩm chế biến sẵn và chứa nhiều dầu mỡ

+ Không nên sử dụng các chất kích thích, đồ uống chứa cồn như rượu, bia...

Thay vào đó, người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho cơ thể và tăng cường sức đề kháng như:

+ Thực phẩm chứa nhiều vitamin A (Cá chép, gan bò, gan lợn, lươn...);

+ Thực phẩm giàu vitamin B (chuối, quả óc chó, cam, quýt, gạo lứt, các loại rau xanh như mồng tơi, cải thìa...);

+ Thực phẩm giàu vitamin C gồm các loại rau xanh như bông cải xanh, cà chua, khoai tây, táo, mận chua, cam, quýt...

Nổi mề đay là một bệnh lý về da ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, tâm lý của người bệnh. Thậm chí nếu bệnh ở giai đoạn mãn tính không được xử lý kịp thời còn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn hãy chủ động thăm khám nếu xuất hiện tình trạng nổi mề đay kéo dài để có phương pháp khắc phục an toàn và tối ưu nhất. Chúc bạn sức khỏe!

Phòng Khám Bình Điền

Để được tư vấn thêm, hay đăng ký dịch vụ, xin vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời giam sớm nhất.