Fanpage

Những điều bạn cần biết về căn bệnh lao phổi

Bệnh lao được xem là một căn bệnh truyền nhiễm nguyên nhân chính do vi trùng lao gây nên. Chúng ta có thể bắt gặp bệnh ở tất cả các bộ phận của cơ thể ví dụ như lao màng phổi, lao hạch bạch huyết,…trong số đó căn bệnh có tỉ lệ cao nhất đó là bệnh lao phổi (chiếm 80 – 85%) và được xem là nguồn lây chính cho người xung quanh.

Ngoài ra, Tổ chức  Y tế thế giới (WHO) cũng đã chọn ngày 24/3 hàng năm để phát triển phong trào Ngày Thế giới phòng, chống lao. Hiện nay tại Việt Nam, chiến lược Quốc gia phòng chống lao đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đặt ra mục tiêu cho cả nước không còn bệnh lao, hướng tới xóa bỏ bệnh lao ra khỏi cộng đồng. Phòng khám đa khoa Bình Điền sẽ cung cấp một số điều cần biết về căn bệnh này để cộng đồng có thể hiểu hơn về bệnh lao.

Triệu chứng của bệnh lao phổi

Người mang bệnh lao phổi thường sẽ có những triệu chứng phổ biến như sau:

- Tình trạng ho diễn ra hơn 3 tuần (ho có đờm, ho khan hoặc ho ra máu)

- Tình trạng đau ngực, thỉnh thoảng khó thở

- Người luôn ở trạnh thái mệt mỏi

- Đổ mồ hôi trộm về đêm

- Về chiều có cảm giác ơn lạnh và sốt nhẹ

- Biếng ăn, cơ thể sụt cân

Nếu như bạn phát hiện bản thân hoặc người than xung quanh có các dấu hiệu trên, cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh lao phổi

- Người có hệ miễn dịch bị suy giảm ví dụ như bị nhiễm HIV, ung thư,…

- Người có tiền sử bệnh mạn tính ví dụ như đái tháo đường, suy thận mạn, loét dạ dày tá tràng,…

- Người đã sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như corticosteroid, hóa chất điều trị ung thư…

Con đường lây truyền bệnh lao phổi

Con đường lây truyền của bệnh lao phổi rất dễ bởi vì nó lây truyền qua đường hô hấp. Khi một người khỏe mạnh có thể bị mắc bệnh khi tiếp xúc với cơ thể người bệnh lao hoặc các chất thải có chứa vi khuẩn lao bao gồm: nước bọt khi ho, đờm, hắt hơi,…Hay dùng chung các đồ vật dụng cá nhân như khăn lau mặt, bát đũa,…Ngoài ra, môi trường cũng tác động đến sự phát triển của vi khuẩn lao. Nếu người sống trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, ẩm ướt đó là điều kiện cực kì thuận lợi để vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh.

Phương pháp phòng ngừa bệnh lao phổi

Để có thể phòng bệnh và ngăn được sụ lây lan của bệnh lao phổi ra cộng đồng chúng ta cần thực hiện như sau:

Đối với người chưa mang bệnh lao phổi:

- Thực hiện tiêm phòng bệnh lao: Tiêm vắc xin BCG (vắc xin phòng bệnh lao) cho trẻ ngay tháng đầu sau khi sinh theo Chương trình tiêm chủng mở rộng.

- Luôn luôn sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc có tiếp xúc với người bệnh lao phổi.

- Rửa tay thường xuyên, che miệng khi hắt hơi, đặc biệt nhớ giữ vệ sinh là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Tuyệt đối không được sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.

Đối với người mang bệnh lao phổi 

Bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với mọi người xung quanh. Trong quá trình ho hay hắt hơi phải che miệng, khạc đờm vào đúng chỗ qui định. Còn về đờm hoặc các vật có chứa vi khuẩn lao phải được xử lý đúng phương pháp. Tận dụng tối đa ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh vì vi khuẩn sẽ bị chết dưới ánh nắng mặt trời. Nhưng trong môi trường ẩm thấp, thiếu ánh nắng, vi khuẩn sẽ tồn tại rất lâu.

Phương pháp điều trị bệnh lao

Bệnh lao chúng ta có thể chữa khỏi hoàn toàn, do đó tâm lý người mắc bệnh lao không cần quá lo lắng về bệnh. Thời gian để người mắc bệnh lao được điều trị thuốc chống lao kéo dài từ 6 đến 12 tháng và được chia thành 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn tấn công: Diễn ra trong vòng 2 tháng

+ Giai đoạn duy trì: Diễn ra 4 tháng đến 10 tháng.

Người bệnh cần chú ý dùng thuốc điều trị bệnh lao đều đặn, uống 1 lần vào buổi sáng sau ăn 2 giờ. Ngoài ra, người bệnh cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng trong quá trình điều trị lao.

Phòng Khám Bình Điền

Để được tư vấn thêm, hay đăng ký dịch vụ, xin vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời giam sớm nhất.