Nên và không nên ăn gì đối với căn bệnh táo bón
Căn bệnh táo bón thường xảy ra ở mọi đối tượng nhưng phổ biến hơn ở những đối tượng trên 65 tuổi với tỷ lệ mắc bệnh lên đến 30-40%. Hiện nay tỉ lệ nữ giới bị táo bón cao gấp 3 lần so với nam giới. Ngoài ra táo bón cũng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Theo sự chia sẻ của phòng khám Bình Điền nếu như người bị táo bón không điều trị sớm cũng như đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sống và làm tăng nguy cơ mắc các căn bệnh như: trĩ, nứt hậu môn, sa trực tràng, ung thư đại trực tràng.
1. Vì sao cơ thể bị táo bón?
Táo bón là tình trạng người mang bệnh khó khăn trong việc đi đại tiện, phân khô và cứng, cảm thấy muốn đi đại tiện nhưng lại không đi được, phải dùng lực rất mạnh để phân khó thoát ra, thời gian đi đại tiện rất lâu và có khi 3 - 4 ngày mới đi một lần.
Căn bệnh táo bón thường xuất hiện khi các chất thải hoặc phân di chuyển quá chậm qua các đường tiêu hóa hoặc không thể được loại bỏ một cách tối ưu khỏi trực tràng, đó cũng là lý do khiến phân trở nên cứng và khô, gây ra táo bón. Ngoài ra có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh táo bón, có thể kể đến như:
+ Hình thức ăn kiêng, thay đổi chế độ ăn uống hoặc thói quen ăn uống hàng ngày
+ Cơ thể không đủ các chất xơ như trái cây, rau, ngũ cốc
+ Mắc các căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa
+ Không vận động nhiều, ù lì
+ Nhịn đi vệ sinh
+ Uống ít nước
+ Tác dụng phụ của một số loại thuốc khác
2. Nếu căn bệnh táo bón kéo dài sẽ có nguy cơ dẫn tới bệnh gì?
Những triệu chứng của căn bệnh táo bón:
+ Tấn suất đi đại tiện ít hơn 3 tuần 1 lần
+ Quá trình đi đại tiện rất khó khăn: phải dùng sức rặn nhiều, vận động các cơ bụng và cơ hoành nhiều trong thời gian kéo dài
+ Phân rắn, có dạng từng cục như phân dê
+ Xuất hiện máu tươi do trong quá trình đi đại tiện dùng lực rặn mạnh kèm theo đó phân cứng khiến tổn thưởng các niêm mạc hậu môn
+ Đau bụng dữ dội, có thể kèm theo chướng bụng, đầy hơi
+ Thường xuyên phải nhờ sự trợ giúp từ bên ngoài (thụt tháo đại tràng,…) để đi đại tiện dễ dàng hơn
Tình trạng táo bón kéo dài trong suốt khoảng thời gian dài có thể dẫn tới tình trạng táo bón mạn tính. Nếu như chúng ta không để ý và điều trị sớm, táo bón kéo dài có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như làm rối loạn chức năng vị tràng khiến các chất cặn bã không được đào thải. Độc tố tích tụ lâu ngày không được đào thải có thể gây ra viêm nhiễm trực tràng. Ngoài ra, những chất gây ung thư tích tụ lâu ngày trong đại tràng và trực tràng có thể dẫn đến ung thư đại tràng.
Táo bón kéo dài có thể dẫn đến tình trạng bệnh trĩ. Phân tồn tại ở trực tràng càng lâu ngày làm cản trở tuần hoàn và sinh ra trĩ nội, trĩ ngoại. Để càng lâu trĩ càng tiến triển nhanh và nặng, gây ra trở ngịa trong quá trình sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày cho người bệnh.
Ngoài ra, táo bón kéo dài ở trẻ em cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe và tâm lý trẻ khi không được điều trị kịp thời, như:
Chán ăn: Táo bón kéo dài khiến phân bị tích tụ trong đại tràng và không thoát được ra ngoài, tạo cảm giác gây chướng bụng, đầy hơi làm trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn, khó tiêu,… Vì vậy khi trẻ bị táo bón trở nên biếng ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng kém, có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng.
Sức đề kháng của trẻ sẽ bị suy giảm đi vì không nạp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trẻ có thể mắc bệnh trĩ do phân ứ đọng lâu ngày ở trực tràng cản trở tuần hoàn máu.
3. Nên và không nên ăn gì đối với người mắc bệnh táo bón
Người bị táo bón cần có một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ nước... và tránh ăn những thực phẩm có thể khiến tình trạng táo bón trầm trọng thêm.
3.1 Thực phẩm dành cho người bị táo bón:
Trái cây: Để khắc phục táo bón, bạn nên tăng cường ăn trái cây, đặc biệt là táo, lê, cam, chuối, đu đủ, thanh long,…
Rau xanh: Trong rau xanh có hàm lượng chất xơ dồi dào vừa tăng cường hoạt động của nhu động ruột, đồng thời cũng giúp làm mềm phân, nhờ đó có thể khắc phục tối đa tình trạng táo bón.
Khoai lang: Trong khoai lang chứa rất nhiều chất xơ, nước, vitamin và khoáng chất, do đó, ăn khoai lang có thể cải thiện táo bón một cách tối ưu nhất.
Các loại đậu: Trong các loại đậu cũng chứa hàm lượng chất béo tự nhiên và chất xơ cao chúng có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa.
Sữa chua: Sữa chua chứa lượng lớn các lợi khuẩn, đặc biệt rất tốt cho hệ tiêu hóa. Mỗi ngày bạn cung cấp cho cơ thể một hũ sữa chua sẽ giúp đường ruột trở nên khoẻ mạnh hơn và ngăn ngừa cũng như cái thiện tình trạng táo bón hiệu quả.
Uống nhiều nước: Bạn nên tập làm quen và duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày để giúp quá trình thanh lọc, tiêu hóa diễn ra một cách thuận lợi, hỗ trợ hoạt động của nhu động ruột cũng như làm mềm phân, giảm tình trạng táo bón.
3.2 Người bị táo bón nên tránh ăn các thực phẩm sau:
Sữa và các sản phẩm của sữa: Việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa chứa nhiều lactose, có thể gây ra tình trạng bị đầy hơi, khó tiêu và khiến người bị táo bón trở nên khó chịu hơn. Tuy nhiên, thay vì từ bỏ hoàn toàn các sản phẩm của sữa thì bạn chỉ cần uống ít sữa hơn và chuyển sang ăn sữa chua với men vi sinh tốt cho hệ tiêu hóa của bạn và giúp giảm táo bón.
Thức ăn nhanh hoặc chế biến sẵn: Bởi vì các thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng chất xơ rất ít và giàu chất bảo quản không tốt cho hệ tiêu hóa của bạn.
Đồ chiên: Thực phẩm chiên rán chứa nhiều chất béo và khó tiêu hóa, khi thức ăn đi chậm qua trực tràng có thể gây mất nước và làm cho phân bị khô, cứng.
Trứng: Trứng là loại thực phẩm giàu protein nhưng ít chất xơ, không hẳn là bạn cần phải kiêng trứng hoàn toàn mà chỉ cần bổ sung thêm vào bữa ăn có trứng những thực phẩm giàu chất xơ.
Thịt đỏ: Cũng giống như trứng, thịt đỏ là thực phẩm giàu protein và chất béo nhưng lại ít chất xơ, hãy ăn chúng kèm theo những thực phẩm giàu chất xơ.
Bột mỳ tinh chế, gạo trắng: Trong quá trình tinh chế, lượng chất xơ có ở phần vỏ cám và mầm của lúa mì và gạo trắng đã bị loại bỏ, bên cạnh đó, những thực phẩm này chứa nhiều tinh bột dễ gây đầy bụng. Bạn nên thay bằng gạo lứt nếu có thể.
Đồ uống có cồn, chất kích thích: Những đồ uống này có thể khiến hút nước trong thành ruột của bạn và làm trầm trọng thêm bệnh táo bón của bạn.
Để được tư vấn thêm, hay đăng ký dịch vụ, xin vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời giam sớm nhất.
Bài chung chuyên mục
- Bệnh trĩ ngoại – bạn cần biết những gì? (08/01/2024)
- Sỏi túi mật ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị (05/01/2024)
- Phòng ngừa và tầm soát ung thư dương vật (04/01/2024)
- Tìm hiểu về các phương pháp phẫu thuật ruột thừa (03/01/2024)
- Gan nhiễm mỡ độ 2: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa (31/12/2023)