Fanpage

Mức độ nguy hiểm khi nhiễm vi khuẩn Hp ở dạ dày

Không phải tất cả người bệnh khi tiến hành test Hp dương tính đều phải điều trị và cũng không phải cả người bệnh nhiễm vi khuẩn Hp cũng tiến triển thành ung thư. Nhưng việc mọi người hiểu chưa đúng về vi khuẩn Hp khiến tâm lý của họ lo lắng quá thái hóa hoặc chủ quan và không tuân thủ điều trị. Việc bạn nhận thức đúng về nhiễm khuẩn HP dạ dày sẽ hỗ trợ người bệnh điều trị cũng như phương phòng ngừa biến chứng hiệu quả và hợp lý.

1. Dạ dày nhiễm vi khuẩn Hp là gì?

Vi khuẩn Hp ( có tên gọi khác đó là Helicobacter pylori ) đây là một loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và sinh sôi nẩy nở trong dạ dày chúng ta. Vi khuẩn Hp thường khu trú trong lớp nhầy hang vi, thân vị dạ dày. Để có thể tồn tại và sinh sản  được trong môi trường khắc nghiệt – dịch vị dạ dày, chúng sẽ tiết ra Enzyme Urease để có thể trung hòa được nồng độ acid của dạ dày.

Sau nhiều năm, sự phát triển cũng như hoạt động của vi khuẩn Hp sẽ dẫn đến các vết loét ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Trong một số trường hợp đặc biệt, nhiễm trùng có thể dẫn đến ung thư dạ dày rất nguy hiểm.

2. Dấu hiệu nhận biết dạ dày đang bị nhiễm vi khuẩn Hp

Hầu hết các trường hợp test Hp dương tính không gây ra bất kỳ triệu chứng hay các dấu hiệu nhận biết cụ thể nào. Tuy nhiên vân có một số trường hợp cơ thể người bệnh có khả năng chống lại tác hại của vi khuẩn Hp.

Dấu hiệu phổ biến nhất là đau bụng. Lưu ý là khi dạ dày trống rỗng và ban đêm hoặc vài giờ sau ăn. Sẽ xuất hiện cơn đau thường âm ỉ, thời gian diễn ra trong vài phút hoặc kéo dài hàng giờ đồng hồ. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác người bệnh có thể gặp phải bao gồm:

– Đầy hơi, chướng bụng.

– Ợ nóng, ợ chua, ợ hơi

– Buồn nôn và nôn.

– Tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng và ăn nhanh no.

– Sụt cân.

Khi xuất hiện những vết loét gây chảy máu, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện ngay khi thấy xuất hiện các dấu hiệu sau:

– Phân lẫn máu, có màu đỏ sậm hoặc đen.

– Cơ thể mệt mỏi.

– Xuất hiện tình trạng khó thở, hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất xỉu.

– Da xanh xao.

– Nôn chất dịch như bã cafe hoặc ra máu.

– Bụng đau dữ dội.

Trong thời gian đầu, người bệnh thường xuất hiện triệu chứng ợ chua. Theo thời gian, một số dấu hiệu dần dần xuất hiện như:

– Buồn nôn và nôn.

– Đau hoặc sưng bụng.

– Không có cảm giác đói hoặc cảm thấy no nhanh mặc dù chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn.

– Sụt cân nhanh.

3. Nguyên nhân

Hiện nay, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến test Hp dương tính vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, người bệnh có thể nhiễm vi khuẩn Hp từ các yếu tổ ví dụ như thức ăn, nước uống, dụng cụ ăn uống. Các yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ test Hp dương tính:

– Môi trường sống: chật hẹp, đông đúc và không đảm bảo được vệ sinh.

– Thiếu đi nguồn nước sạch.

– Sinh sống tại các quốc gia chậm phát triển, đang phát triển hoặc có điều kiện vệ sinh kém.

– Chung sống với người test Hp dương tính.

4. Mức độ nguy hiểm khi nhiễm vi khuẩn Hp ở dạ dày

Trong những trường hợp xuất hiện triệu chứng, nhiễm khuẩn Hp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số rủi ro:

Viêm – loét dạ dày: Men urease và các ngoại độc tố do vi khuẩn Hp tiết ra phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày khiến acid dịch vị ăn mòn và làm tổn thương các mô gây viêm – loét thành dạ dày.

Tắc nghẽn: Vi khuẩn Hp gây viêm cũng như hình thành các khối u làm cản trở quá trình vận chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột non. Nếu như không điều trị sớm có thể dẫn đến tắc ruột rất nguy hiểm.

Xuất huyết nội: Tình trạng viêm – loét dạ dày, tá tràng nếu như không được kiểm soát tốt sẽ khiến các ổ loét xuyên qua mạch máu gây xuất huyết tiêu hóa.

Thủng dạ dày: Đối với trường hợp nghiêm trọng, loét dạ dày có thể phát triển ăn sâu làm phá vỡ hoàn toàn vách dạ dày gây thủng.

Viêm phúc mạc: Khi vi khuẩn Hp gây viêm hoặc nhiễm trùng phát triển vào niêm mạc bụng gây viêm phúc mạc. Viêm phúc mạc nếu không được xử lý ngay có thể dẫn đến nhiễm trùng toàn thân gây tử vong hoặc để lại những di chứng rất nặng nề.

Ung thư dạ dày: chiếm khoảng 1% trường hợp người bệnh test Hp dương tính có nguy cơ bị ung thư dạ dày. Điều đáng buồn là trên 80% người bệnh phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn, khi các tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan khác của cơ thể.

5. Chẩn đoán và điều trị vi khuẩn Hp trong dạ dày

5.1. Chẩn đoán dạ dày nhiễm vi khuẩn Hp

Nếu không xuất hiện triệu chứng hoặc không có dấu hiệu của viêm – loét dạ dày, người bệnh có thể không cần thực hiện test Hp. Tuy nhiên, khi đã có dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc có tiền sử nhiễm khuẩn Hp, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra. Nhiễm khuẩn Hp được chẩn đoán thông qua khám sức khỏe và làm các xét nghiệm liên quan.

Ngoài việc kiểm tra tiền sử bệnh lý, các triệu chứng và các loại thuốc đang sử dụng, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh làm các xét nghiệm test Hp:

– Xét nghiệm máu

– Kiểm tra phân

– Kiểm tra hơi thở

– Nội soi đường tiêu hóa trên

– Chụp X – quang Bari

– Nuôi cấy

– Sinh thiết mẫu mô để xác định các dấu hiệu ung thư dạ dày

5.2. Điều trị dạ dày nhiễm vi khuẩn Hp

Phác đồ điều trị Hp cho người bệnh bao gồm ít nhất 2 loại kháng sinh kết hợp với thuốc kháng tiết acid trong suốt quá trình điều trị. Bởi do vi khuẩn Hp rất dễ kháng thuốc và thuốc kháng sinh dễ bị phân hủy trong môi trường acid dạ dày.

Thông thường, việc sử dụng thuốc kháng sinh cần kéo dài từ 7-14 ngày và có thể điều trị duy trì từ 4-8 tuần sau đó để chữa dứt điểm tình trạng viêm – loét dạ dày, tá tràng. Việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể có gây những tác dụng phụ như: buồn nôn, đi tiêu phân đen, tiêu chảy, rối loạn vị giác, lưỡi đen và phản ứng cai rượu…

Khi phát hiện dạ dày nhiễm vi khuẩn Hp, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Điều trị kịp thời vi khuẩn Hp có thể ngăn ngừa nguy cơ gây ra những tổn thương cho dạ dày hay các vấn đề có thể xảy ra như viêm, loét và ung thư dạ dày.

Phòng Khám Bình Điền

Để được tư vấn thêm, hay đăng ký dịch vụ, xin vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời giam sớm nhất.