Kiến thức bạn cần trang bị về căn bệnh gan nhiễm mỡ độ 2
1. Bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 là gì?
Chúng ta muốn hiểu được gan nhiễm mỡ độ 2 là gì, trước tiên phải tìm hiểu qua khái niệm gan nhiễm mỡ là gì.
1.1 Khái niệm: Gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ được xem là tình trạng mỡ bị ứ đọng trong gan do nhiều nguyên nhân khác nhau tác động gây ra. Lượng mỡ trong gan của người bình thường chỉ chiếm khoảng 3 – 5% trọng lượng của gan. Trong đó bao gồm axit béo, trigyceride, phospholipid, cholesterol. Khi lượng mỡ trong gan tăng lên gây dư thừa sẽ dẫn tới gan nhiễm mỡ, nặng hơn là xơ gan, ung thư gan.
1.2 Các giai đoạn của gan nhiễm mỡ
Hiện nay, bệnh gan nhiễm mỡ được chia thành nhiều cấp độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.
Gan nhiễm mỡ độ 1: Trong thời gian này mỡ chỉ chiếm khoảng 5 – 10% trọng lượng của gan. Bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà bằng cách ăn uông theo chế độ hợp lý và tập thể dục thể thao hằng ngày.
Gan nhiễm mỡ độ 2: Lúc này mỡ đã chiếm tới 10 – 25%. Các triệu chứng của giai đoạn này thường chưa rõ ràng nên thường rất khó để phát hiện.
Gan nhiễm mỡ độ 3: Đây là giai đoạn cuối, bởi vì lượng mỡ trong gan quá nhiều, lên đến hơn 30%. Giai đoạn này bệnh khác nguy hiểm và việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn.
2. Các triệu chứng điển hình của bệnh gan nhiễm mỡ giai đoạn 2
Gan nhiễm mỡ giai đoạn 2 đã có một số dấu hiệu đặc trưng, bạn cần chú ý đến để phát hiện bệnh kịp thời. Nếu không phát hiện kịp thời để điều trị bệnh rất dễ phát triển sang giai đoạn cuổi rất nguy hiểm.
- Đau nhức ở vùng bụng bên phải dưới xương sườn: Đây được coi là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh gan nhiễm mỡ. Lý do có cảm giác đau nhức vì lượng mỡ trong gan tích tụ ngày càng nhiều gây khó chịu.
- Mỡ máu cao: Người bị mỡ máu cao thường có tỷ lệ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Nguyên nhân do gan sản xuất ra cholesterol và đẩy chúng vào trong máu. Khi bổ sung quá nhiều chất béo vào trong cơ thể gan sẽ chuyển hóa lượng chất béo gây ra tăng cholesterol trong máu.
- Da có màu vàng: Biểu hiện vàng da cũng là dấu hiệu nhận biết khi bạn bị gan nhiễm mỡ độ 2. Tuy nhiên dấu hiệu này không chỉ báo hiệu bản thận bạn đang bị gan nhiễm mỡ mà cũng có thể là một bệnh lý khác. Bạn cần kiểm tra ngay sức khỏe để xác định bệnh.
- Kích thước của gan to cách bất thường: Khi gan bị nhiễm mỡ thì trọng lượng và kích thước sẽ thay đổi to hơn mức bình thường. Dùng tay ấn vào vị trí của gan ta có thể sờ thấy được.
3. Những đối tượng dễ mắc bệnh gan nhiễm mỡ
Bệnh gan nhiễm mỡ thường hoạt động một cách âm thầm, khó phát hiện và gan nhiễm mỡ độ 2 cũng như vậy. Hiện nay có rất nhiều trường hợp bệnh nhân chỉ phát hiện được bệnh khi đi khám sức khỏe định kỳ, tổng quát khi cơ thể không thấy có sự bất thường nào. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp dễ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Bạn cũng có thể tự kiểm tra xem mình có nằm trong nhóm nguy cơ mắc bệnh cao hay không.
3.1 Người thường sử dụng bia rượu, đồ uống có cồn
Khi bạn đưa thức uống có cồn vào bên trong cơ thể bạn đã gián tiếp hỗ trợ việc tiêu hủy lipid ở mô ngoại biên. Đồng thời chúng làm gia tăng lượng acid béo tự dọ từ các mô mỡ tới gan, tăng tích lũy triglyceride tại gan.
Bia rượu khiến tế bào Kupffer – một đại thực bào nằm ở xoang gan bị kích hoạt làm gián đoạn quá trình oxy hóa acid béo từ đó gây ra tịch tụ chất béo.
3.2 Những người cao tuổi có nhiều nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ độ 2
Tuổi càng cao khiến khả năng trao đổi chất bên trong cơ thể hoạt động ngày càng kém. Người già thường ít vận động nên có nguy cơ tích trữ chất béo trong gan tăng lên.
3.3 Người thường xuyên ăn đồ ăn nhanh
Trong các món rán, chiên xào, thức ăn nhanh có một hàm lượng chất béo cao gây ra gánh nặng cho gan. Gan không thể nào chuyển hóa hết năng lượng chất béo gây ra mỡ bị tích tụ lại trong gan.
3.4 Người ít vận động
Dinh dưỡng nạp nhiều vào cơ thể nhưng không được tiêu hao sẽ chuyển hóa thành chất béo.
3.5 Người có thói quen bỏ bữa, giảm cân nhanh
Khi bạn nhịn đói, lượng đường trong máu sẽ giảm đi sẽ khiến cơ thể phải tăng phân giải mỡ để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi mỡ phân giải nhiều sẽ khiến lượng acid béo truyền vào máu nhiều dẫn đến tăng lượng mỡ.
3.6 Người có tiền sử bệnh viêm gan
Những người đã bị bệnh gan cũng rất dễ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Do đó khi bạn đã mắc các bệnh liên quan đến gan thì nên chú ý.
Ngoài các trường hợp kể trên thì những người béo phì, thừa cân cũng có khả năng bị gan nhiễm mỡ cập độ 2. Vòng eo càng lớn thì nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ càng cao.
4. Cách điều trị đối với gan nhiễm mỡ độ 2
Gan nhiễm mỡ độ 2 đang ở giai đoạn chuyển giao giữa bệnh nặng và nhẹ. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường cần thăm khám và điều trị ngay để bệnh không biến chuyển sang giai đoạn 3. Việc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ thường dựa trên nguyên nhân gây ra bệnh.
4.1 Điều trị gan nhiễm mỡ độ 2 do béo phì
Người bệnh cần thực hiện các chế độ ăn uống một cách khoa học, đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên nên hạn chế tối đa các chất béo, dầu mỡ. Kết hợp với ăn uống cần tập luyện thể thao để kiếm soát tốt cân nặng của mình.
4.2 Gan nhiễm mỡ do thiếu dinh dưỡng
Bệnh nhân cần ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung đủ nhóm dinh dưỡng cần thiết.
4.3 Gan nhiễm mỡ do tiểu đường, viêm gan virus
Khi bạn bị gan nhiễm mỡ do các bệnh lý khác thì việc đầu tiên đó là cần điều trị bệnh nền đó trước. Tuy nhiên các bệnh kể trên chưa có phương pháp điều trị triệt để vì vậy khi bệnh được kiểm soát thì có thể chữa gan nhiễm mỡ.
5. Phòng ngừa gan nhiễm mỡ
Việc phòng bệnh sẽ đỡ tốn kém hơn việc chữa bệnh. Vì vậy để hạn chế tối đa nguy cơ bị gan nhiễm mỡ thì cần thực hiện một số biện pháp sau:
+ Nên uống tôi đa 1 lon bia hoặc 1 ly rượu mỗi ngày
+ Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để giữ cân nặng ổn định, không bị thừa cân.
+ Tăng cường vận động, thường xuyên tập thể dục thể thao với các bộ môn nhẹ nhàng.
+ Thực hiện khám bệnh tổng quát định kỳ để tầm soát và phát hiện bệnh sớm.
+ Hạn chế uống rượu bia là cách phòng bệnh hiệu quả nhất
+ – Kiểm soát tốt tình trạng bệnh tiểu đường, gan để tránh chuyển hóa sang gan nhiễm mỡ
Hiểu rõ về bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 sẽ giúp bạn và người thân có cách điều trị cũng như phòng bệnh phù hợp. Chữa bệnh càng sớm thì cơ hội phục hồi của gan càng cao.
Để được tư vấn thêm, hay đăng ký dịch vụ, xin vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời giam sớm nhất.
Bài chung chuyên mục
- Bệnh trĩ ngoại – bạn cần biết những gì? (08/01/2024)
- Sỏi túi mật ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị (05/01/2024)
- Phòng ngừa và tầm soát ung thư dương vật (04/01/2024)
- Tìm hiểu về các phương pháp phẫu thuật ruột thừa (03/01/2024)
- Gan nhiễm mỡ độ 2: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa (31/12/2023)