Khi nào cần thực hiện cắt bao quy đầu - Những lưu ý bạn cần biết
Quy trình cắt bao quy đầu là một trong những phương thức phẫu thuật nhằm điều trị một số bệnh lý ở bộ phận sinh dục nam. Khi nào thì nam giới cần thực hiện phẫu thuật này? Và khi tiến hành thực hiện phẩu thuật cắt bỏ bao quy đầu thì nam giới cần lưu ý những gì? Để hiểu rõ hơn về phương pháp phẩu thuật này hãy cùng phòng khám đa khoa Bình Điền tìm hiểu trong bài viết sau cùng nhé.
Quy trình cắt bao quy đầu là một phẫu thuật để loại bỏ phần da dư thừa bao quanh đầu dương vật. Thực hiện quá trình này với mục đích làm cho đầu dương vật lộ hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn nằm ngoài vùng bọc da, không còn bị che khuất bởi bao quy đầu.
Đối tượng nên cắt bao quy đầu?
Đối với phương pháp phẫu thuật cắt bao quy đầu chỉ thực hiện dành cho bé trai và nam giới, không dành cho nữ giới. Trẻ nhỏ, quá trình này chỉ được thực hiện nếu em bé trong tình trạng khỏe mạnh. Còn đối với người lớn, phẫu thuật này thường được áp dụng khi nam giới gặp những tình trạng như hẹp bao quy đầu, viêm quy đầu hoặc nghẹt bao quy đầu,….
Thời điểm nào nên thực hiện cắt bao quy đầu?
Cắt bỏ bao quy đầu được xem là một phương pháp cuối cùng được bác sĩ áp dụng cho những trường hợp khi đã thử những phương pháp bảo tồn hoặc không xâm lấn khác, nhưng không đem lại kết quả cao. Phương pháp này thường được thực hiện cho trẻ lớn và thanh niên, và rất ít trường hợp được áp dụng cho trẻ quá nhỏ, ngoại trừ vài trường hợp khi trẻ gặp khó khăn trong các vấn đề như khó tiểu và viêm nhiễm nghiêm trọng.
Sau đây là số trường hợp cần được phẫu thuật bao quy đầu:
Bao quy đầu dài: Tình trạng da bao quy quá dài phủ kín toàn bộ dương vật, cản trở trong việc lật lớp da bao quy xuống tự nhiên. Ngay cả trong tình trạng dương vật bình thường lẫn cương cứng (đối với trẻ dậy thì), đầu dương vật không lộ ra bên ngoài.
Hẹp bao quy đầu: Tình trạng này là bình thường và rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, do đó các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng. Nhưng, nếu trẻ đã lớn mà bao quy đầu vẫn hẹp, hoặc trẻ nhỏ những khó khăn trong việc đi tiểu và xuất hiện tình trạng viêm nhiễm thường xuyên, thì hẹp bao quy đầu có thể coi là bệnh lý.
Nghẹt bao quy đầu: Là tình trạng miệng bao quy đầu quá nhỏ, đôi khi phần da bao quy đầu bị dính chặt vào đầu dương vật, gây cản trở lưu thông máu tại phần quy đầu. Trường hợp này xảy ra là do phụ huynh tự nong sai cách cho bé khi trẻ bị hẹp bao quy đầu.
Viêm bao quy đầu: Đối với trường hợp này tái đi tái lại nhiều lần và không có phương pháp điều trị hiệu quả, việc thực hiện quá trình cắt bỏ bao quy đầu có thể được chỉ định nhằm tránh tình trạng viêm nhiễm tiến triển nghiêm trọng.
Tuy hình thức cắt bao quy đầu là một phương pháp cuối cùng và cần xem xét kỹ lưỡng trước khi thực hiện và chỉ được thực hiện đối với những trường hợp không thể điều trị bằng các phương pháp bảo tồn và không xâm lấn khác, bởi vì phương pháp này có thể mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe của người bệnh. Trước khi quyết định thực hiện việc cắt bỏ bao quy đầu bạn nên bàn bạc, trao đổi kĩ lưỡng đối với các chuyên gia y tế.
Những lợi ích của việc cắt bao quy đầu là gì?
Thực hiện phẫu thuật bỏ bao quy đầu có những lợi ích như:
Hạn chế nguy cơ nhiễm trùng: Là một trong những lợi ích quan trọng nhất của việc cắt bỏ bao quy đầu là giảm nguy cơ nhiễm trùng đầu dương vật và phần bao quy đầu. Với việc phẩu thuật bao quy đầu bạn có thể dễ dàng loại bỏ vi khuẩn và chất bẩn, giảm nguy cơ phát triển viêm nhiễm.
Hạn chế tối đa những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nam giới thực hiện quy trình cắt bỏ bao quy đầu có thể giảm tỉ lệ nhiễm virus HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, như herpes và HPV. Tuy nhiên, biện pháp này không phải bảo đảm hoàn toàn và không nên xem như thay thế cho các biện pháp bảo vệ khác khi quan hệ tình dục.
Hạn chế nguy cơ viêm nhiễm niệu đạo: Thực hiện cắt bỏ bao quy đầu cũng có thể giúp nam giới giảm nguy cơ viêm nhiễm niệu đạo.
Vệ sinh vùng kín một cách dễ dàng: Việc loại bỏ bao quy đầu giúp vệ sinh cá nhân dễ dàng hơn, giảm tình trạng chất bẩn bị tích tụ và có mùi khó chịu.
Các bước thực hiện cắt bao quy đầu
Để thực hiện được quy trình thực hiện cắt bỏ bao quy đầu yêu cầu bác sĩ phải có bề dầy kinh nghiệm. Dưới đây là các bước thực hiện tổng quan bạn có thể tham khảo:
Sát khuẩn
Trước khi thực hiện thủ thuật, khu vực cần phẫu thuật bác sĩ sẽ vệ sinh toàn bộ bằng dung dịch sát khuẩn để đảm bảo vùng da và mô xung quanh được làm sạch và không nhiễm khuẩn. Bước tiếp theo, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc giảm đau để hạn chế cơn đau đớn trong suốt quá trình phẫu thuật.
Các bước thực hiện
Trước khi bắt tay vào thực hiện thủ thuật bác sĩ sẽ định hình vết cắt bỏ bao quy đầu. Tiếp theo đó sẽ tách vùng da bao quy đầu khỏi dương vật bằng dụng cụ y tế chuyên dụng và bắt đầu đánh dấu vị trí cần cắt.
Bác sĩ phẫu thuật dùng dao cắt cầm máu và các dụng cụ y tế khác để cắt bỏ đi phần da thừa. Trong quá trình này, bác có chuyên môn cao để không gây tổn thương tới vùng nhạy cảm và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ nhanh chóng tiến hành cầm máu để hạn chế việc người bệnh mất quá nhiều máu.
Sau khi loại bỏ được lớp da thừa, vết cắt ược khâu lại bằng chỉ tự tiêu để đảm bảo tính thẩm mỹ và tránh để lại sẹo cho nam giới.
Cuối cùng, bác sĩ sử dụng gạc y tế để quấn quanh vùng vết thương, giúp cầm máu và bảo vệ vết khâu trong quá trình hồi phục.
Những lưu ý sau khi cắt bao quy đầu
Sau quá trình thực hiện phẫu thuật, bạn cần nhớ một số điều dưới đây để đảm bảo quá trình phục hồi nhanh chóng và an toàn hơn.
Đối với trẻ em
Sau khi thực hiện cắt bỏ cho trẻ nhỏ, bé thường dễ quấy khóc. Đối với trẻ sơ sinh thời gian để hồi phục từ 7-10 ngày. Trong thời gian này, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cho bé sau phẫu thuật, phụ huynh chỉ cần thực hiện theo đúng chỉ định là được.
“Cậu nhỏ” của con sẽ bị thâm tím hoặc hơi đỏ trong vài ngày sau khi phẫu thuật đây không phải là dấu hiệu nguy hiểm, do đó các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng. Phụ huynh nhớ cần vệ sinh vùng kín cho bé một cách nhẹ nhàng và thay băng sau mỗi lần thay tã cho bé. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào được liệt kê dưới đây, phụ huynh nên liên hệ ngay với bác sĩ:
+ Quấy khóc dai dẳng
+ Đau tăng
+ Gặp nhiều khó khăn khi tiểu
+ Sốt
+ Sưng tấy, mẩn đỏ hoặc bị chảy máu dai dẳng.
Đối với người lớn
Bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho bạn cách chăm sóc vết mổ và giảm đau sau khi phẫu thuật. Trong thời gian hồi phục, cần hạn chế hoạt động gắng sức như chạy bộ, nâng tạ trong bốn tuần đầu hoặc cho đến khi bác sĩ cho phép.
Việc đi bộ là một hình thức vận động thích hợp trong quá trình hồi phục sau phẩu thuật. Hãy cố gắng đi lại nhiều hơn so với thói quen hàng ngày. Cũng cần hạn chế sinh hoạt tình dục trong 6 tuần sau khi phẫu thuật.
Nếu bạn thây cơ thể có bất kỳ dấu hiệu sau đây, hãy liên hệ ngay với bác sĩ:
+ Đau tăng
+ Khó tiểu
+ Chảy máu
+ Dấu hiệu nhiễm trùng, chảy dịch, sưng tấy
+ Sốt.
Để được tư vấn thêm, hay đăng ký dịch vụ, xin vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời giam sớm nhất.
Bài chung chuyên mục
- Bệnh trĩ ngoại – bạn cần biết những gì? (08/01/2024)
- Sỏi túi mật ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị (05/01/2024)
- Phòng ngừa và tầm soát ung thư dương vật (04/01/2024)
- Tìm hiểu về các phương pháp phẫu thuật ruột thừa (03/01/2024)
- Gan nhiễm mỡ độ 2: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa (31/12/2023)