Fanpage

Hội chứng ruột kích thích: Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa

Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh tiêu hoá rất phổ biến hiện nay và nó đang có xu hướng tăng rất nhanh. Tuy rằng là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại gây ra những triệu chứng khiến người mang bệnh rất khó chịu, mệt mỏi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như chất lượng của cuộc sống. Hãy cũng phòng khám Đa khoa Bình Điền tìm hiểu những thông tin hữu ích về căn bệnh này để chúng ta biết cách phòng ngừa căn bệnh này một cách tối ưu nhất.

1. Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích đây là một hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, thường mức độ tái đi tái lại ở tần suất cao mà khi người bệnh có đi khám lại thì vẫn không tìm thấy các tổn thương về ruột. Tại Việt Nam chúng ta, hội chứng này còn có một tên gọi khác đó là viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng mãn tính.

Đây là một trong những bệnh đường ruột phổ biến nhất tại Việt Nam với tỷ lệ mắc từ 5 đến 20% dân số tùy vào từng vùng dân cư. Mặc dù hội chứng này là lành tính không gây nguy hiểm đến tính mạng của người mang bệnh nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người mang bệnh. Vì thế, nếu như bạn có bất kỳ dấu hiệu nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời.

2. Nguyên nhân phổ biến của hội chứng ruột kích thích

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được kết luận một cách chính xác gây nên hội chứng ruột kích thích. Nhưng chúng ta có thể nhận định rằng hội chứng ruột kích thích có rất nhiều yếu tố liên quan đến ví dụ như:

+ Bị stress: Tâm lý lúc nào cũng ở trạng thái căng thẳng, lo âu quá nhiều việc, luôn suy nghĩ trong suốt thời gian dài khiến các triệu chứng ngày càng xuất hiện nhiều với tần suất và mức độ nghiêm trọng hơn.

+ Thực phẩm: Hội chứng này có thể hình thành khi bạn ăn phải một số thực phẩm nhất định nào đó và nó còn tùy vào cơ địa từng người.

+ Do bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiêu hoá.

+ Do ảnh hưởng của các tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh gây nên tình trạng đau bụng hoặc táo bón.

+ Sự thay đổi nội tiết tố nhất là nồng độ hormone trong chu kỳ kinh nguyệt.

+ Do yếu tố di truyền.

3. Triệu chứng của hội ruột bị kích thích?

Hội chứng ruột kích thích không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ xuất hiện những triệu chứng gây khó chịu cho nguời mang bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày. Dưới đây là những triệu chứng căn bản của bệnh gồm:

Đau bụng

Dấu hiệu đau bụng không có đặc điểm cụ thể cũng như không có vị trí nhất định nào có thể đau dọc khung đại tràng và cảm giác đau nhiều hơn khi ăn hoặc khi chưa ăn xong cũng có cảm giác đau. Có nhiều trường hợp bụng đau do lạnh bụng, tình trạng này diễn ra khoảng một đến hai ngày hoặc kéo dài triền miên, một tháng đau vài lần hoặc nhiều tháng đau một lần tùy từng người.

Táo bón và tiêu chảy

Phân táo thường kèm theo chất nhầy bọc ngoài phân, không có máu nếu như người bệnh phát hiện có máu chắc chắn là do môt căn bệnh lý khác. Bệnh nhân nên theo dõi cẩn thận để biết được hướng điều trị chính xác hơn.

Các triệu chứng khác

Những triệu chứng kể trên, có nhiều biểu hiện khác thường gặp đó là:

+ Bụng đầy hơi có cảm giác nặng, chướng bụng.

+ Nhức đầu.

+ Mất ngủ.

+ Trung tiện nhiều, cảm giác đi chưa hết phân và muốn đi nhiều lần.

Những triệu chứng này không mang tính đặc trưng và chúng có thể biển đổi theo thời gian. Ngoài ra nó còn  phụ thuộc nhiều vào thói quen sinh hoạt và ăn uống hằng ngày của người người mang bệnh.

4. Các biện pháp chẩn đoán chứng ruột kích thích

Do bệnh có triệu chứng không đặc hiệu, vì này hội chứng ruột kích thích này thường được chẩn đoán chủ yếu bằng phương pháp loại trừ. Dưới đây Đa khoa Bình Điền đã liệt kê một số phương pháp các bác sĩ hay sử dụng nhất đó là:

Nội soi đại trực tràng

Hiện nay thì hình thức nội soi trực tràng ống mềm đang được đánh giá là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán các bệnh lý đại trực tràng, các khối u, ung thư,.. Biện pháp mang lại nhiều thông tin ví dụ như:

Giúp phát hiện ra những tổn thương bệnh lý đại trực tràng, viêm, polyp,..

Qua nội soi có thể sinh thiết tổn thương làm xét nghiệm các tế bào giúp chuẩn hóa chính xác bệnh hơn.

Nội soi điều trị: Thực hiện cắt polyp qua nội soi, cầm máu qua nội soi và nhiều biện pháp điều trị khác.

Siêu âm bụng

Thông qua hình thức siêu âm, chụp và cắt lớp vi tính bụng giúp các bác sĩ có thể phát hiện ra các khối u, tình trạng viêm nhiễm có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng Từ đó có được kết luận chính xác về bệnh.

Xét nghiệm phân

Đối với một số trường hợp có thể tiến hành xét nghiệm phân để tìm ký sinh trùng, vi khuẩn phục vụ tốt nhất cho chẩn đoán và điều trị. Do đó người bệnh cần hợp tác với bác sĩ để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất.

5. Người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và không nên ăn gì

Những người mắc bệnh ruột kích thích nên tuân thủ một theo chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh song song với việc thay đổi những thói quen sinh hoạt hăng ngày. Cụ thể bệnh nhân cần thực hiện chế độ dinh dưỡng theo lời khuyên của bác sĩ như sau:

Những thực phẩm nên ăn và phù hợp với người bệnh

Người mắc hội chứng ruột kích thích nên ưu tiền những loại Thực phẩm sạch, an toàn không chứa bất cứ hóa chất, độc hại hay chất bảo quản. Người bệnh nên ưu tiên việc tăng cường bổ sung thêm các món ăn có nhiều hàm lượng chất xơ từ rau xanh, củ quả, trái cây đặc biệt đó là hoa quả giàu kali như đu đủ, chuối. Với người lớn nên bổ sung mỗi ngày từ 21 đến 38g chất xơ nhưng cần bổ sung từ từ và tăng dần.

Và người bệnh cũng nên duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, ít nạp chất béo vào bên trong cơ thể thay vào đó nên ăn nhiều mì ống, gạo, bánh mì ngũ cốc nguyên cám. Hãy thực hiện ăn thành nhiều bữa trong ngày, nên ăn ít thực phẩm trong một lần ăn hạn chế đau bụng và tiêu chảy.

Trong quá trình ăn nên ăn chậm, nhai kỹ để hạn chế nuốt vào làm giảm đầy bụng chướng hơi, giảm sự căng giãn đột ngột của ống tiêu hoá. Từ đó hạn chế kích thích co bóp ruột, giảm số lần đi ngoài và giảm đau hiệu quả.

Hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì?

Chắc vẫn có nhiều bệnh nhân cũng đang đặt ra câu hỏi, bản than đang mắc bệnhruột kích thích nên kiêng ăn gì. Dưới đây là một vài món thực phẩm kiêng ăn dành cho người bệnh:

Các thực phẩm sống như rau sống, gỏi cá những món ăn lạ chưa qua nấu chín.

Dưa cà muối, những loại gia vị chua cay.

Các loại trái cây khô, trái cây đóng hộp bởi chúng có hàm lượng đường cao dễ gây táo bón, tiêu chảy và đầy hơi, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Những món ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như ví dụ nư món xào, rán, những thực phẩm giàu chất béo động vật cũng gây nên tình trạng ruột co thắt nhiều hơn. Nên sử dụng chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu đậu nành, dầu cá, dầu mè,....

…..

6. Nên điều trị hội chứng ruột kích thích ở đâu?

Phòng khám Đa khoa Bình Điền tự hào là đơn vị y tế uy tín được rất nhiều bệnh trao gửi niềm tin để thăm khám và tiến hành điều trị hội chứng ruột kích thích. Hiện tại, bệnh viện đang được đánh giá với nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng và dịch vụ.

Bệnh viện có đội ngũ y bác sỹ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm tận tâm với nghề hứa hẹn sẽ sớm giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe và khỏi bệnh.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về hội chứng ruột kích thích bệnh nhân hay gặp phải. Mong rằng kiến thức này giúp bạn biết cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Nếu có nhu cầu hãy đến với phòng khám Đa khoa Bình Điền để được thăm khám và điều trị sớm nhất.

Phòng Khám Bình Điền

Để được tư vấn thêm, hay đăng ký dịch vụ, xin vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời giam sớm nhất.