Hở van tim: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa bệnh hiệu quả
1. Hở van tim là gì?
Hở van tim được hiểu các lá van của tim đóng không hoàn toàn, cũng chính lý do này khiến máu dội ngược trở lại buồng tim và cản trở việc tim bơm máu cho khắp cơ thể. Năng suất làm việc của tim phải nhiều hơn để bơm đủ máu, theo thời gian có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy tim, tắc mạch, rối loạn nhịp tim thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người mang bệnh.
Hở van tim được chia thành các loại như sau:
- Hở van hai lá: Đối với van hai lá thì đây là tình trạng đóng không kín khiến một lượng máu trào ngược trở lại từ tâm thất trái lên nhĩ trái trong kỳ tâm thu.
- Hở van ba lá: Van ba lá tình trạng đóng không kín khiến một lượng máu trào ngược trở lại từ tâm thất phải lên nhĩ phải trong kỳ tâm thu.
- Hở van động mạch chủ: Được hiểu van động mạch chủ không được đóng kín dẫn đến một lượng máu trào ngược từ động mạch chủ về lại buồng thất trái trong kỳ tâm trương.
- Hở van động mạch phổi: Van động mạch phổi không được đóng kín khiến một lượng máu trào ngược từ động mạch phổi về lại buồng thất phải trong kỳ tâm trương.
2. Nguyên nhân của hở van tim
Hở van tim có thể diễn ra đột ngột gọi là hở van tim cấp tính, hoặc phát triển âm thầm diễn ra trong nhiều năm gọi là hở van tim mạn tính. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra hở van tim:
- Di chứng thấp tim
- Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
- Sa van hai lá.
- Thoái hóa xơ vữa.
- Dị tật tim bẩm sinh.
- Bệnh cơ tim phì đại.
- Bệnh cơ tim giãn.
- Tăng huyết áp.
- Van bị thoái hóa đối tượng thường gặp ở người lớn tuổi và có bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận.
- Hội chứng Marfan.
- Hội chứng Hurler.
- Bệnh lý thâm nhiễm cơ tim: amyloid, sarcoid.
- Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì.
3. Triệu chứng của hở van tim
Nếu tình trạng hở van tim ở mức độ nhẹ có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào đáng chú ý. Nhưng nếu để hở van tim nghiêm trọng hơn nó sẽ gây ra các triệu chứng sau:
- Tim đập nhanh hơn.
- Ngực có cảm giác như đánh trống.
- Rối loạn nhịp tim.
- Có cảm giác khó chịu, tức ngực hoặc đau thắt ngực.
- Mệt mỏi, suy nhược.
- Cố sức dẫn đến tình trạng khó thở, nếu xuất hiện tình trạng khó thở khi nằm hoặc khó thở về đêm đồng nghĩa bệnh đang mức độ nặng.
- Choáng váng, ngất xỉu.
4. Chẩn đoán căn bệnh hở van tim
Để tiến hành việc chẩn đoán hở van tim, điều đầu tiên bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng, khám sức khỏe như sử dụng ống nghe để nghe tiếng thổi tim. Ngoài ra thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán là:
- Điện tâm đồ
- Chụp CT ngực và X-quang tim phổi.
- Siêu âm tim: Được xem là phương pháp hiệu quả nhất bởi vì nó giúp xác định chẩn đoán, mức độ hở van tim, nguyên nhân, cơ chế của hở van tim, trạng thái của van, kích thước của các buồng tim, chức năng buồng thất, áp lực động mạch và các tổn thương phối hợp.
- Các xét nghiệm khác: siêu âm tim gắng sức, chụp động mạch vành, thông tim,…
5. Biển chứng của hở van tim
Đối với những người bị hở van tim nghiêm trọng cần điều trị. Nếu như không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiên lượng do chính bệnh van tim hoặc biến chứng do hở van tim gây ra.
- Nhịp tim rối loạn
- Bội nhiễm phổi, phù phổi cấp tính.
- Biến chứng tắc mạch:tắc mạch chi, tắc mạch não, tắc mạch thận.
- Dẫn đến tình trạng suy tim trái hoặc phải, sau đó suy tim toàn bộ
- Tử vong
6. Phòng ngừa hở van tim bằng cách gì?
Nếu như cảm thấy bản thân có bạn có bất kỳ loại bệnh tim nào, hãy thường xuyên tái khám để theo dõi. Ngoài ra nếu như trong gia đình bạn có người bj hở van tim, bạn nên khám sức khỏe định kỳ để xem có bị hở van tim hay không bởi vì căn bệnh này có tình di truyển.
Để đối phó với các yếu tố nguy cơ, bạn có thể ngăn ngừa bằng những cách sau:
- Thấp tim: Nếu bạn bị viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A, bạn cần điều trị dứt điểm để phòng ngừa nguy cơ dẫn đến thấp tim.
- Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ của hở van tim. Do đó bạn hãy kiểm tra huyết áp thường xuyên. Nếu như bản thân bạn đang bị tăng huyết áp, lưu ý cần được kiểm soát bệnh tốt và tái khám thường xuyên.
Để được tư vấn thêm, hay đăng ký dịch vụ, xin vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời giam sớm nhất.
Bài chung chuyên mục
- Bệnh trĩ ngoại – bạn cần biết những gì? (08/01/2024)
- Sỏi túi mật ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị (05/01/2024)
- Phòng ngừa và tầm soát ung thư dương vật (04/01/2024)
- Tìm hiểu về các phương pháp phẫu thuật ruột thừa (03/01/2024)
- Gan nhiễm mỡ độ 2: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa (31/12/2023)