Hẹp bao quy đầu – bệnh lý không nên chủ quan
Bệnh hẹp bao quy đầu là gì và dấu hiệu để nhận biết
Hẹp bao quy đầu (tiếng Anh là phimosis) chỉ trường hợp bao da quy đầu không tuột hoàn toàn khỏi quy đầu được. Điều này khiến việc vệ sinh sẽ khó khăn, dễ dẫn đến các viêm nhiễm ảnh hưởng da bao quy đầu (tạo sẹo). Hẹp bao quy đầu còn gây ra tình trạng nghẹt da quy đầu, thường xảy ra khi bao da quy đầu sau khi kéo ngược ra sau nhưng rồi không lấy trở lại được.
Hẹp bao quy đầu sinh lý là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh nam. Khi trẻ nam mới sinh ra, chưa có khả năng tự bảo vệ quy đầu dương vật, lúc này lớp bao da bọc ngoài quy đầu có chức năng bảo vệ quy đầu dương vật. Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ có thể tự khỏi khi trẻ lớn lên, lớp bao da quy đầu sẽ tự tuột xuống, để lộ ra quy đầu dương vật.
Các triệu chứng hẹp bao quy đầu thường là tình trạng đỏ, sưng, sờ vào thấy đau. Thời kỳ đầu bao quy đầu có thể sưng đỏ, nghiêm trọng thì có những chất tiết ra như dịch mủ, có thể thấy sốt… Khi tích nhiều bựa sinh dục, có thể nhìn thấy được những hạt màu trắng ở đầu bao quy đầu. Tất cả các trường hợp hẹp bao quy đầu đều cần phẫu thuật để cắt da bao quy đầu.
Nguyên nhân bệnh hẹp bao quy đầu
Hẹp bao quy đầu không chỉ gặp ở nam giới trong độ tuổi sinh sản mà ngay cả trẻ sơ sinh, bé trai cũng có thể gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân gây hẹp bao quy đầu thường gặp do:
- Hẹp bao quy đầu sinh lý: Khi trẻ mới sinh, đa số trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý, tức là bao quy đầu không kéo tuột xuống được do có tình trạng dính tự nhiên giữa bao quy đầu và quy đầu. Khi trẻ lên 3 tuổi, 90% bao quy đầu tuột xuống được.
- Hẹp bao quy đầu bệnh lý: Là hẹp thực sự với sự hiện diện của sẹo xơ. Nguyên nhân có thể do bẩm sinh hoặc do nhiễm khuẩn vì mất vệ sinh.
Những nguy hiểm và tác hại nếu không chữa trị kịp thời
Bệnh hẹp bao quy đầu nếu không có những can thiệp kịp thời có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ.
- Gây viêm quy đầu: Khi bị hẹp bao quy đầu, dưới lớp bao da quy đầu luôn tiết ra tế bào chết, kết hợp với các chất cặn bã trong quá trình đi tiểu không được thoát ra ngoài sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm, sưng đỏ, mọng nước ở đầu dương vật.
- Gây viêm nhiễm niệu đạo: Nếu bao quy đầu hẹp không được vệ sinh sạch sẽ thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Các vi khuẩn này rất dễ xâm lấn sang niệu đạo và gây viêm nhiễm do bị cặn bẩn tích tụ lâu ngày kèm theo các chất bài tiết dễ hình thành bựa sinh dục. Bựa sinh dục này kích thích lên đầu dương vật gây ra các viêm nhiễm trên quy đầu và dương vật. Khi viêm nhiễm xâm nhập vào bên trong có thể dẫn đến viêm bàng quang, viêm thận.
- Gây nghẹt quy đầu: Thường xảy ra khi bao da quy đầu sau khi kéo ngược ra sau nhưng rồi không lấy trở lại được. Khi dương vật cương cứng, da quy đầu vẫn phủ căng vòng quanh dương vật, gây nghẹt quy đầu, khiến máu không lưu thông sinh ra sưng phù nề bao quy đầu, nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại tử quy đầu.
Để được tư vấn thêm, hay đăng ký dịch vụ, xin vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời giam sớm nhất.
Bài chung chuyên mục
- Bệnh trĩ ngoại – bạn cần biết những gì? (08/01/2024)
- Sỏi túi mật ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị (05/01/2024)
- Phòng ngừa và tầm soát ung thư dương vật (04/01/2024)
- Tìm hiểu về các phương pháp phẫu thuật ruột thừa (03/01/2024)
- Gan nhiễm mỡ độ 2: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa (31/12/2023)