Cần cảnh giác đối với biến chứng của bệnh sỏi thận
Các dấu hiệu như đau lưng, khó chịu vì bí tiểu, tiểu nhiều lần và lắt nhắt,.. khiến hầu hết những người bị sỏi thận cảm thấy lo lắng, sợ hãi và phiền phức. Thậm chí tạo cảm giác mất ăn mất ngủ cho người bệnh về vấn để không biết bệnh sỏi thận có nguy hiểm không. Dưới đây là những điều mà người bệnh cần cảnh giác và những phương pháp nên được áp dụng ngay.
Lý giải bệnh sỏi thận có nguy hiểm hay không?
Bệnh sỏi thận nếu như được phát hiện và điều trị sớm sẽ không gây bất kì hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên để tình trạng bệnh lâu sẽ dẫn đến những biến chứng xấu, thậm chí nguy hại đến tính mạng. Dưới đây phòng khám Đa khoa Bình Điền đã liệt kê một số rủi ro có thể gặp phải do sỏi thận:
Thận ứ nước, tắc nghẽn đường tiết niệu
Sỏi được xuất hiện ở đài thận, bể thận sau đó di chuyển theo dòng chảy nước tiểu rơi xuống niệu quản hoặc niệu đạo, nếu như sỏi bị mắc kẹt ở các điểm nối sẽ gây tắc nghẽn. Khiến cho nước tiểu không thoát ra ngoài được, gây ra sự ứ đọng nhiều ở thận, bàng quang có các cấp độ khác nhau như (độ 1, độ 2, độ 3, độ 4). Và tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng vách thận bị giãn, giãn đài bể thận, giãn niệu quản nguy hiểm.
Dấu hiệu điển hình nhất của bệnh sỏi thận là cơn đau quặn thận cấp tính, nó có thể kéo dài 20 – 30 phút, dù cho người mang bệnh có dùng thuốc giảm đau hay thay đổi tư thế như thế nào cũng không giảm, kèm theo đó là tình trạng nôn mửa, tiểu ra máu,…
Viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu cũng được xem là một trong những biến chứng phổ biến và đó cũng là câu trả lời cho câu hỏi sỏi thận có nguy hiểm hay không. Một khi sỏi làm tắc nghẽn đường tiểu hoặc trong quá trình di chuyển gây xước và gây chảy máu niêm mạc đường tiết niệu thì tình trạng viêm, nhiễm trùng sẽ xuất hiện. Trường hợp hay gặp nhất đó là viêm niệu đạo, viêm bàng quang, một số trường hợp nặng có thể liệt kê đó là viêm ngược dòng lên thận, thận ứ mủ có thể dẫn đến suy thận về sau.
Triệu chứng viêm tiết niệu dễ nhận biết bao gồm:
– Tiểu đau, nóng rát có cảm giác như kim châm
– Tiểu rắt, mót tiểu khẩn cấp, lượng nước tiểu trong mỗi lần rất ít
– Đau râm ran ở vùng bụng dưới và thắt lưng
– Nước tiểu bị đục màu, cũng có thể xuất hiện mủ trắng và có mùi hôi rất khó chịu
– Sốt ớn lạnh nếu có viêm bể thận
Vỡ thận một cách đột ngột
Biến chứng này thường rất hiếm gặp, nó chỉ chiếm tỉ lệ xuất hiện ở mức 1- 2 % đối với người bị sỏi. Tai biến này chỉ xảy ra khi nước tiểu bị tích tụ quá nhiều làm gia tăng áp lực thận, khiến cho vách thận bị giãn mỏng tối đa gây vỡ thận đột ngột. Nếu như người bệnh không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến tình mạng người bệnh.
Chức năng thận bị suy giảm
Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? – Nguy hiểm nhất đó là gây suy thận. Tình trạng nhiễm trùng thận, thận bị ứ nước trong thời gian dài sẽ khiến các chức năng lọc bị suy giảm, các chất như cặn bã và khoáng chất không được đào thải ra ngoài dẫn đến suy thận cấp và mãn tính. Suy thận giai đoạn cuối sẽ cần lọc máu hoặc chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống, để lại gánh nặng về kinh tế.
Bệnh sỏi thận có chữa được hay không, khi nào cần phẫu thuật?
Khi biết căn bệnh sỏi thận có nguy hiểm không, nhiều người sẽ quan tâm và tìm đủ mọi cách để làm sao chữa khỏi bệnh lý này. Trên thực tế, sỏi thận không phải là căn bệnh nan y nên có thể điều trị khỏi cách hoàn toàn nếu như làm đúng cách
Đối với những viên sỏi nhỏ, trơn nhẵn và không nằm ở những vị trí hiểm hóc thì khả năng tiền hành đào thải sẽ khả quan hơn, hiếm khi phải sự dụng đến phương pháp phẫu thuật. Đối với sỏi thận kích thước lớn (trên 20mm) có nguy cơ gặp phải một số biến chứng như tắc nghẽn đường tiết niệu, thận ứ nước độ 3 trở lên hoặc dùng thuốc không đáp ứng cần cân nhắc phẫu thuật để loại bỏ sỏi.
Y học ngày nay càng phát triển kèm theo đó có nhiều kỹ thuật tán sỏi hiện đại thay thế cho hình thức mổ hở truyền thống với thời gian thực hiện ngắn, tác dụng nhanh. Tuy nhiên phương pháp này không phải là an toàn tuyệt đối bởi vẫn có thể gặp phải một số rủi ro trong và sau phẫu thuật bao gồm:
– Chảy máu, niệu quản,… gây đau kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
– Sót lại những vụn sỏi, cặn sỏi làm tăng tỉ lệ nguy cơ tái phát của bệnh
– Nhiễm trùng sau phẫu thuật dẫn đến tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra mủ…
– Rối loạn tiểu tiện: thiết bị phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận và khả năng co bóp của bàng quang dẫn đến tình trạng són tiểu, tiểu không tự chủ
Không phải ai bị sỏi cũng cần phẫu thuật ngay bởi vẫn có những cách để sỏi tự đào thải được ra ngoài. Nếu bạn hay người thân đang bị sỏi thận và muốn tìm hiểu về giải pháp trị sỏi hiệu quả nhất, hãy liên hệ đến tổng đài 0987.45.49.48 để được tư vấn giải đáp chi tiết.
Cách phòng ngừa đối với biến chứng nguy hiểm của sỏi thận qua lối sống
Nếu như chúng ta biết cách duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học sẽ giúp điều trị tốt bệnh sỏi thận và giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:
– Uống nhiều nước trong một ngày, ít nhất 1,5 – 2 lít nước/ngày và cần bổ sung thêm chất lỏng nếu làm việc trong môi trường nóng bức, bị mất nước
– Tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi giàu chất xơ và vitamin ví dụ như cam, bưởi, chanh, quýt, rau cải có màu xanh đậm,…
– Cân đối giữa hai nhóm chất canxi và oxalat để tránh kết tinh sỏi mới. Lượng trung bình mỗi ngày chúng ta cần bổ sung 800 – 1200mg/ngày từ các thực phẩm như hải sản, trứng, sữa, phô mai,…
– Hạn chế ăn quá mặn, lượng muối tối đa cơ thể nạp trong ngày không quá 2,3g
– Tránh tiêu thụ quá nhiều đạm từ các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, không quá 150g/ngày
– Không được nhịn tiểu hoặc ngồi quá lâu một từ thế
– Tập luyện thể thao thường xuyên như bơi lội, bóng bàn, chạy bộ,…
– Khám định kỳ tại chuyên khoa tiết niệu để đánh giá đúng tình trạng sỏi
Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp bạn tháo gỡ băn khoăn “bệnh sỏi thận có nguy hiểm không” và hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị. Thay vì quá lo lắng, bạn nên tuân thủ điều trị và định kỳ tái khám để sớm đẩy lùi bệnh lý này.
Để được tư vấn thêm, hay đăng ký dịch vụ, xin vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời giam sớm nhất.
Bài chung chuyên mục
- Bệnh trĩ ngoại – bạn cần biết những gì? (08/01/2024)
- Sỏi túi mật ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị (05/01/2024)
- Phòng ngừa và tầm soát ung thư dương vật (04/01/2024)
- Tìm hiểu về các phương pháp phẫu thuật ruột thừa (03/01/2024)
- Gan nhiễm mỡ độ 2: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa (31/12/2023)