Các loại thuốc thảo dược trị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết khởi đầu bằng cơn sốt cao liên tục, kéo dài 2-7 ngày và phát ban giống như sởi, sau đó đau nhức toàn thân.
1. Thảo dược trị sốt xuất huyết
1.1 Hoàng cầm: Có hoạt tính kháng khuẩn, hạ sốt, có công dụng trị sốt cao kéo dài và trường hợp chảy máu. Ngày uống 6-15g dạng thuốc sắc hoặc bột.
1.2 Nụ hòe: Các hoạt chất rutin và quercetin trong nụ hòe có tác dụng tăng cường sức bền và giảm tính thấm của mao mạch, làm hồi phục tính đàn hồi của mao mạch đã bị tổn thương. Rutin còn có tác dụng trực tiếp làm co mao mạch và cầm máu. Nụ hòe và rutin được dùng làm thuốc cầm máu trong các trường hợp xuất huyết.
Ngày dùng 6-20g nụ hòe sao vàng, sắc nước uống hoặc hãm uống như chè.
1.3 Cỏ nhọ nồi: Có tác dụng cầm máu do làm tăng lượng prothrom bin trong máu, giống như cơ chế tác dụng của vitamin K, và tác dụng ức chế nhiều loài vi khuẩn gây bệnh. Nhọ nồi thường được dùng làm thuốc bổ máu, cầm máu bên trong và bên ngoài.
Mỗi ngày dùng 20g cây khô sắc thuốc uống, hoặc 30-50g cây tươi giã vắt lấy nước uống hoặc sắc uống.
1.4 Trắc bá: Có tác dụng ức chế một số loài vi khuẩn và virus gây bệnh, có hoạt tính cầm máu theo cơ chế tác dụng làm đông máu giống như vitamin K và có tác dụng gây co mạch. Trắc bá còn được dùng làm trị sốt và thuốc cầm máu trong một số trường hợp chảy máu.
Ngày dùng 6-12g lá trắc bá (trắc bá diệp) hoặc nhân hạt (bá tử nhân).
1.5 Dành dành: Có tác dụng kháng khuẩn, thường được dùng để chữa sốt. Quả dành dành sao đen có tác dụng cầm máu, lương huyết. Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
1.6 Kim ngân: Có tác dụng kháng khuẩn khá mạnh đối với nhiều loài vi khuẩn gây bệnh và hạ sốt, được dùng làm thuốc trị nhiễm khuẩn và sốt.
Ngày dùng 4-6g hoa hay 10-16g cành (cả lá) dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
Để được tư vấn thêm, hay đăng ký dịch vụ, xin vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời giam sớm nhất.
Bài chung chuyên mục
- Ths, Bs Bùi Văn Chinh (27/10/2023)
- Các bệnh dịch theo mùa thường xuyên gặp phải (13/06/2023)
- RỐI LOẠN SỨC KHỎE TUỔI MÃN KINH ( HOSREM) (04/10/2022)
- TẦM SOÁT UNG THƯ PHỤ KHOA (04/10/2022)
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGỪA THAI SAU SIN (03/10/2022)