Bệnh cúm ở trẻ và phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Bệnh cúm là căn bệnh lý rất phổ biến hiện nay và chúng ta dễ bắt gặp ở trẻ em. Bệnh có thể tự khỏi nhưng cũng có thể trở thành dịch bệnh nguy hiểm cho con người. Vậy đối với căn bệnh cúm ở trẻ em thì khi nào cần nhập viện và cần phải làm gì để phòng ngừa bệnh cách hiệu quả? Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây!!
VÌ sao trẻ em lại là đối tượng dễ bị cúm?
Bệnh cúm thường sẽ xuất hiện nhiều hơn ở trẻ em. Nguyên nhân chính khiến trẻ em trở thành đối tượng ưu tiên để virus cúm tấn công đó chính là: Sức đề kháng của trẻ còn yếu. Những kháng thể chống virus ở trẻ hầu như ở mức kém nếu không được chích ngừa.
Hiện này vẫn có những chủng virus cúm chỉ xuất hiện ở trẻ em. Những trẻ thuộc diện trong các nhóm bệnh lý mãn tính như: Bệnh lý về đường hô hấp, bệnh lý về tim mạch, thần kinh, thận… khả năng mắc bệnh cúm là rất cao. Trẻ em thường được tập trung nhiều ở các trường học, nhà trẻ… và đây là điều kiện để virus cúm lây truyền.
Mức độ nguy hiểm của bệnh cùm đối với trẻ em
Hầu như phần bệnh cúm thông thường sẽ không gây ra quá nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh. Nhưng vẫn còn có một số trường hợp trẻ em bị cúm bởi những chủng cúm đặc biệt ví dụ như cúm A/H1N1, H5N1, H3N2… nó có thể sẽ gây ra những diễn tiến rất nặng và dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, là những đối tượng có tỉ lệ cao mắc các biến chứng do cúm. Một số biến chứng trẻ mắc bệnh cúm có thể gặp phải là: Bệnh viêm tai giữa; Viêm phổi; Viêm xoang và nhiễm trùng xoang,…
Khi nào cần cho trẻ nhập viện?
Bệnh cúm lây lan tập trung chủ yếu là qua đường hô hấp, tiếp xúc với dịch bắn của bệnh nhân, hắt hơi, sổ mũi. Hoặc qua những cái bắt tay, hôn, dùng chung vật dụng, đồ chơi…
Cần phát hiện sớm những triệu chứng ví dụ như sốt, đau họng, ho, sổ mũi, ói mửa, mệt mỏi, bỏ ăn. Đó là những triệu chứng phổ biến nhất đối với trẻ khi mắc bệnh cúm, tuy nhiên hỏi kỹ bệnh sử thì trong gia đình và nhà trẻ có những người bệnh tương tự.
Đối với những trường hợp nghi ngờ trẻ mắc bệnh hoặc lúc trẻ đang mắc bệnh, nên để trẻ ở nhà và cách ly với trẻ khác. Nếu diễn tiến nhanh nên đưa trẻ đi khám.
Cần đến các cở sở ý tế ngay để thăm khám nếu trẻ có các dấu hiệu: Tình trạng bỏ ăn kéo dài. Hành vi thái độ đều thay đổi ( li bì, kích thích). Khó thở, thở mệt, thở nhanh...
Cần đến bệnh viện ngay nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng: Sốt ≥38,5 độ C kéo dài trong vòng 3 ngày liền. Tình trạng nghẹt mũi diễn ra thường xuyên, nặng hơn kéo dài ≥ 14 ngày. Ở mắt xuất hiện ghèn vàng và đỏ. Triệu chứng ở tai: Đau tai, chảy mủ tai.
Chúng ta nên lưu ý rằng, bệnh cúm rất dễ bị nhầm với cảm lạnh thông thường, bởi vì các triệu chứng nó giống nhau như sốt, ho, đau họng, mắt đổ ghèn, đau đầu.
Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của bênh cúm thường sẽ cao hơn so với với cảm lạnh kèm theo đó có những con ớn lạnh, sốt cao và gây mệt mỏi. Khi có các triệu chứng nghi ngờ, phụ huynh cần đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế để có chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị phù hợp.
Phương pháp phòng ngừa cúm hiệu quả
Để có được phương pháp phòng ngừa cúm một cách hiệu quả chúng ta cần làm sạch vật dụng, đồ chơi xung quanh trẻ cũng như nơi ở của trẻ. Khi môi trường trong lớp, trong trường học hay trong nhà có người bị nhiễm virus cúm sẽ là tín hiệu cho thấy nơi đó cần được lưu tâm vệ sinh. Bàn ghế là nơi dễ bị lây nhiễm và cũng là một yếu tố làm tang nguy cơ nhiễm cũm cho người khá
Cần phải tiệt trùng đối với những nơi virus cúm có thể "lưu trú" như bàn ghế, tủ, giường, cửa, nhà vệ sinh, đồ chơi của trẻ.
Các biện pháp bảo vệ tốt nhất đối với cúm là cần thực hiện nguyên tắc phòng bệnh, trong đó cần chú ý:
- Thường xuyên rửa tay với xà phồng để ngăn ngừa bệnh cúm
- Che miệng và mũi khi hắt hơi , tập cho trẻ dùng khuỷu che miệng mũi khi hắt hơi.
- Khi ra đường phải đeo khẩu trang, hạn chế đến những nơi đông người, nơi có nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh cúm nhất.
- Nhà ở nên có không gian thoáng khí, mở các cửa sổ, lau rửa nền nhà, bàn ghế và vật dụng thường xuyên.
- Hỗ trợ hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách: Cho bú sữa mẹ càng sớm càng tốt và đủ lâu (từ 16 - 20 tháng)
- Ăn uống điều độ, khoa học và quan trọng phải đầy đủ dinh dưỡng, không quá thiếu cũng như không quá thừa.
- Cho trẻ ngủ đủ giấc.
- Tập cho trẻ vận động cơ thể bằng những bài thể dục đơn giản hoặc tham gia những hoạt động ngoài trời nếu có điều kiện
- Cách ly trẻ đối với những người nghi ngờ bị bệnh. Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh. Trẻ bị mắc bệnh cúm nếu như không có chỉ định nhập viện, cần được cách ly tại nhà ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt.
Che mũi miệng bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi và cho khăn vào thùng rác ngay. Trong trường hợp nếu như không có khăn giấy, chúng ta có thể dùng cánh tay và khuỷu tay để che miệng, không được dùng bàn tay để che miệng vì có thể làm lây lan virus sang các bề mặt, vật dụng.
- Phải tiêm phòng đầy đủ cho trẻ để không bị mắc bệnh thêm khi đang bị cúm, nhất là những người thường xuyên tiếp xúc với bệnh hoặc có cơ địa suy giảm miễn dịch, trẻ suy dinh dưỡng nặng, trẻ béo phì,….
Cách phòng ngừa bệnh cúm đơn giản và hiệu quả nhất ở hiện tại đó là tiêm chủng. Tuy nhiên, những thói quen tốt trong cuộc sôngs sinh hoạt hàng ngày nó sẽ giúp phòng ngừa bệnh cúm lây lan. Các thói quen này cần được tập cho trẻ em cũng như đối với người lớn.
Kết luận
Bệnh cúm tuyệt đối không phải là một bệnh nhẹ và lành tính đối với trẻ em. Do đó phụ huynh chúng ta hãy trang bị một nền tảng kiến thức về cách phòng chóng bệnh ngoài ra tập cho trẻ một cách chủ động trong việc phòng chóng bệnh, từ những bước cơ bản nhất trong sinh hoạt hàng ngày.
Bác sĩ chỉ định thuốc điều trị cúm trong trường hợp trẻ được nhập viện. Việc điều trị bằng thuốc sẽ làm giảm triệu chứng, rút ngắn thời gian nằm viện và phòng ngừa biến chứng. Đây chính là phương pháp gián tiếp tránh được nguy cơ lây lan cho cộng đồng. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nhằm dự phòng bệnh cúm lây lan.
Để được tư vấn thêm, hay đăng ký dịch vụ, xin vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời giam sớm nhất.
Bài chung chuyên mục
- Bệnh trĩ ngoại – bạn cần biết những gì? (08/01/2024)
- Sỏi túi mật ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị (05/01/2024)
- Phòng ngừa và tầm soát ung thư dương vật (04/01/2024)
- Tìm hiểu về các phương pháp phẫu thuật ruột thừa (03/01/2024)
- Gan nhiễm mỡ độ 2: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa (31/12/2023)