Fanpage

Hội chứng cơm chiên 'chết người

"Hội chứng cơm chiên chết người" chỉ việc bệnh nhân bị nhiễm khuẩn Bacillus cereus, có trong thực phẩm đã nấu chín để ở nhiệt độ phòng quá lâu.

Gần đây, người dùng mạng xã hội chia sẻ đoạn clip giải thích về ca tử vong của một thanh niên 20 tuổi vào năm 2008. Người này được cho rằng đã mắc "hội chứng cơm chiên", tình trạng ngộ độc thực phẩm do nhiễm loại vi khuẩn có tên Bacillus cereus (B. cereus), xuất hiện trong thực phẩm nấu chín để ở nhiệt độ phòng quá lâu.

Chàng sinh viên đại học 20 tuổi tử vong sau khi ăn mì spaghetti lấy từ tủ lạnh, hâm nóng lại và để ở ngoài trong 5 ngày. Dù hiếm khi gây tử vong, B. cereus vẫn có thể là nguyên nhân dẫn đến các loại bệnh đường tiêu hóa.

Theo Enzo Palombo, giáo sư Vi sinh, Đại học Công nghệ Swinburne, vi khuẩn được tìm thấy khắp nơi trong môi trường, gây nguy hiểm nếu xâm nhập vào một số loại thực phẩm đã nấu chín, bảo quản không đúng cách. Chúng chủ yếu có trong các loại thức ăn giàu tinh bột như gạo, mì ống, đôi khi ảnh hưởng đến rau và thịt.

B.cereus nguy hiểm bởi có điểm khác biệt với những loại vi khuẩn khác. Nó tạo ra tế bào gọi là bào tử, có khả năng chịu nhiệt tốt. Vì vậy, hình thức hâm lại hoặc đun nóng thức ăn thừa đôi khi không có tác dụng loại bỏ B.cereus. Những bào tử này về cơ bản không hoạt động, nhưng nếu có điều kiện thích hợp, chúng phát triển và sản sinh ra độc tố, gây tổn hại cơ thể người, giáo sư Palombo cho biết.

Các triệu chứng nhiễm B. cereus gồm tiêu chảy và nôn mửa. Bệnh thường khỏi sau vài ngày, nhưng những người dễ bị tổn thương, chẳng hạn trẻ em hoặc người có bệnh lý tiềm ẩn sẽ cần được chăm sóc y tế nhiều hơn.

Theo giáo sư Palombo, biểu hiện của bệnh nhân tương tự các bệnh đường tiêu hóa khác, vì vậy họ đôi khi không tìm đến bác sĩ kịp thời. Dữ liệu về bệnh vì thế không được ghi chép đầy đủ.

Để bảo vệ bản thân, giáo sư Palombo khuyến nghị nên hạn chế thời gian tích trữ thức ăn thừa. Các thực phẩm này có một "vùng nguy hiểm", khi ở nhiệt độ cao hơn 2-3 độ C và thấp hơn 60 độ C.

Ông Palombo cũng cho biết nếu định giữ đồ thừa để ăn trong những ngày tiếp theo, mọi người nên để chúng vào tủ lạnh ngay lập tức thay vì đợi nguội. Ngoài ra, ông gợi ý chia mẻ thức ăn lớn thành nhiều phần nhỏ, khiến việc trữ lạnh xảy ra nhanh chóng hơn.

Giáo sư Palombo chỉ ra quy tắc 2/4: nếu đồ ăn được lấy khỏi tủ lạnh tối đa hai tiếng, bạn có thể trữ lạnh trở lại và sử dụng sau đó một cách an toàn. Nếu đồ ăn ở ngoài nhiệt độ phòng quá 4 tiếng, hãy vứt chúng đi.

Phòng Khám Bình Điền

Để được tư vấn thêm, hay đăng ký dịch vụ, xin vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời giam sớm nhất.