Fanpage

Bị cắt một phần phổi sau hút thuốc lá điện tử

Alex Gittins, 31 tuổi, phải cắt bỏ một phần lá phổi sau 4 tháng sử dụng thuốc lá điện tử, do bị tràn dịch màng phổi.

Gittins cho biết anh đã mua thuốc lá điện tử (vape) dùng một lần ở cửa hàng có tên Easi-Vape ở Bishop Auckland từ tháng 3. Một ngày, anh đột nhiên cảm thấy trong cổ họng có "mùi vị kinh khủng".

"50 phút sau, tôi đứng đó và hít vào, nhưng cảm giác như thể cổ họng mình có một vết khâu lớn. Các biểu hiện bắt đầu tồi tệ hơn trong những giờ tiết theo", anh nói.

Vì các triệu chứng không thuyên giảm, anh đã phải đến bệnh viện. Anh được các bác sĩ thông báo bị tràn dịch màng phổi, phổi bị xẹp và được chuyển vào khoa hô hấp. Tại đây, nhân viên y tế đã phải bơm phồng lại phổi cho anh, nhưng không hiệu quả. Phổi của Gittins tiếp tục rò rỉ dịch, các bác sĩ gặp khó khăn trong việc khắc phục tổn thương.

Vài ngày sau, anh trở lại bệnh viện để phẫu thuật khẩn cấp. Các bác sĩ đã phải cắt bỏ một mảng phổi của anh, khâu lỗ hổng lại và bơm phồng phổi trở lại. Sau vài ngày, anh được xuất viện, nhưng vẫn cảm thấy khó thở và phải kiểm tra sức khỏe hàng tuần.

Tình trạng này đã khiến anh phải nghỉ việc. Từ trải nghiệm này, anh nỗ lực theo đuổi các hành động pháp lý chống lại nơi bán thuốc lá điện tử. Gittins tin rằng đây là nguyên nhân khiến anh phải nhập viện.

 

Theo Johns Hopkins Medicine, nhiều năm gần đây, vape đã trở thành mặt hàng ưa thích của những người đang cố gắng bỏ thuốc lá điếu. Tuy nhiên, chúng không phải lựa chọn an toàn cho tất cả mọi người.

Các nghiên cứu cho thấy chất phụ gia hóa học và độc tố khác có trong sản phẩm sẽ tàn phá sức khỏe con người. Hơn nữa, vape vẫn chứa nicotin, thành phần gây nghiện của thuốc lá truyền thống. Dung dịch thuốc lá điện tử còn có glycerin, propylene glycol, có thể tạo thành chất propylene oxide, một chất gây ung thư khi được đun nóng và hóa hơi.a

WHO cũng cho biết hiện có khoảng 20.000 loại hương liệu được sử dụng trong các sản phẩm thuốc lá điện tử, trong đó rất nhiều hương liệu độc hại và chưa được đánh giá toàn diện về mức độ gây hại đối với sức khỏe.

Tính đến tháng 2/2020, Mỹ có tổng cộng hơn 2.000 ca nhập viện hoặc tử vong liên quan đến thuốc lá điện tử, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC).

Tại Việt Nam, Bộ Y tế nhiều lần đề nghị cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới, bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Các chuyên gia cho rằng hiện Việt Nam chưa có thị trường thuốc lá điện tử, chủ yếu là buôn bán trôi nổi qua hàng xách tay và qua mạng. Do đó, sẽ rất khả thi nếu ban hành quy định cấm trước khi các sản phẩm này được sử dụng rộng rãi.

Phòng Khám Bình Điền

Để được tư vấn thêm, hay đăng ký dịch vụ, xin vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời giam sớm nhất.