Fanpage

Ba người ngộ độc sau ăn cá muối chua

Sau khi ăn cá muối chua, ba người ở huyện Phước Sơn bị nôn mửa, chóng mặt, bác sĩ chẩn đoán ngộ độc viêm dạ dày.

Ngày 26/7, ông Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam, cho biết các mẫu thức ăn nghi gây ngộ độc không còn, chưa rõ ba bệnh nhân có hay không bị ngộ độc botulinum và đang được theo dõi. Sức khỏe các bệnh nhân hiện ổn định.

Ba bệnh nhân này, gồm hai người (một nam một nữ) ở thôn 2 xã Phước Chánh, và một người đàn ông ở thôn 4 cùng xã, thuộc hai vụ ngộ độc nhưng điểm chung là đều ăn cá muối chua. Đây là món ăn truyền thống của người Giẻ Triêng địa phương.

Cụ thể, anh Hồ Văn Nguyên 36 tuổi, đánh bắt cá niên ở suối về muối chua. Trưa 21/7, anh cùng vợ là Hồ Thị Hia 24 tuổi, và hai người thân là Hồ Văn Đèo 22 tuổi, cùng Hồ Văn Quốc (25 tuổi) ăn cơm với cá muối chua này. Tối cùng ngày, chị Hia buồn nôn, nôn, khó thở, đại tiểu tiện khó, được đưa đến Trung tâm Y tế quận Sơn Trà. Sáng 24/7, bệnh nặng hơn, chị khó thở, nhìn mờ, bụng chướng, chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng điều trị.

Anh Hồ Văn Đèo xuất hiện triệu chứng ngộ độc tương tự chị Hia, vào sáng 22/7, theo dõi tại Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn. Hai ngày sau, anh Đèo bệnh nặng hơn, chuyển đến Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam.

Bệnh nhân thứ ba là Hồ Văn Quyết 15 tuổi, ăn cơm với cá muối chua vào trưa 23/7 cùng 6 người khác. Tối, Quyết có triệu chứng ngộ độc như hai bệnh nhân trên, vào Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn truyền dịch. Bệnh nhân này sau đó cũng chuyển đến Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam.

Như vậy, hiện hai bệnh nhân điều trị tại bệnh viện miền núi phía Bắc Quảng Nam, một tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng. Chẩn đoán ban đầu họ bị ngộ độc viêm dạ dày nghi do ăn cá muối chua. Hiện chưa có kết quả kiểm nghiệm thức ăn, chưa kết luận nguyên nhân gây ngộ độc.

Tháng 3, Quảng Nam liên tiếp ghi nhận 10 người bị ngộ độc botulinum do ăn cá muối chua, trong đó một người chết. Đây là độc tố thần kinh cực mạnh sinh ra bởi vi khuẩn yếm khí ưa môi trường kín như thức ăn đóng hộp hoặc thực phẩm chế biến mất vệ sinh. Các chuyên gia cho rằng botulinum hình thành trong quá trình muối cá chua và đóng trong hộp nhựa, gây ngộ độc cho người ăn. Chính quyền địa phương khuyến cáo người dân không ăn món cá chua chế biến không an toàn.

Điều trị ngộ độc botulinum cần có thuốc giải độc. Thuốc này hiện rất hiếm có tại Việt Nam. Thời điểm 10 người Quảng Nam ngộ độc, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy ở TP HCM mang 5 lọ thuốc giải cuối cùng ra và truyền ba lọ cho ba bệnh nhân nặng nhất, còn hai lọ. Tháng 5, 6 người ở TP HCM nhiễm botulinum sau ăn chả lụa (đến nay chưa rõ tác nhân gây ngộ độc), hai lọ thuốc giải cuối cùng được truyền cho ba em bé. Tổ chức Y tế Thế giới viện trợ khẩn cấp 6 lọ thuốc giải độc, tuy nhiên một người đã chết ngay trước khi được truyền thuốc giải.

Ngộ độc botulinum và những cái chết do nhiễm độc đặt ra vấn đề về thành lập Trung tâm thuốc hiếm Việt Nam để dự trữ thuốc hiếm. Đề án này đã được đưa ra thảo luận tại Quốc hội.

Phòng Khám Bình Điền

Để được tư vấn thêm, hay đăng ký dịch vụ, xin vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời giam sớm nhất.